Chủ đề: Giải thích hộ các biểu tượng lạ
-
04-13-2013, 09:40 PM #1
Junior Member
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 0
Giải thích hộ các biểu tượng lạ
Nhận thấy 1 vài bô lão nhà ta cầm kì thi họa, âm dương ngũ hành thông tuệ nên mạn phép hỏi các bô lão về các kí hiêu trên hòn đá tại đền Thượng-khu di tích đền Hùng, Phú Thọ
http://www.google.com.vn/imgres?um=1...Y74GwDw&zoom=1
có thể thấy một số kí hiều giống Hà Đồ... lại có hình chữ vạn giữa chúng
Một số Blogger lại tự cắt nghĩa cho rằng đây là bùa chú để "trấn yểm" nguyên khí nước nam?!?!?!?
vậy nên mời các bô lão và các vị cao tăng cùng góp chút thời gian để cùng giải thích và chém gió về hòn đá nay[IMG]images/smilies/21.gif[/IMG]View more random threads:
- Kệ sắt V lỗ Quận Phú Nhuận HCM, giá tốt, giao hàng miễn phí
- Bất động sản Tây Nguyên: cuộc chuyển mình mạnh mẽ
- Hỏi về đồng phục trong quân đội VN
- Đồng phục và quần áo bảo hộ đối với doanh nghiệp
- Công trình Pháp
- Mách bạn cách tốt nhất cho lắp đặt phòng net
- Căn hộ chung cư Bắc Hà Tower căn hộ nghỉ dưỡng
- Quy cách sắt v lỗ chuẩn tại tp.hcm
- Thưởng gấp 900 lần tiền cược trong game Magic Of Oz
- nâng cao hiệu quả bón phân cho cây bằng cách này
-
04-14-2013, 12:41 AM #2
Member
- Ngày tham gia
- Jan 2016
- Bài viết
- 1
Chữ Vạn
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
Chữ Vạn
Trang trí bằng chữ Vạn trên vải
Chữ Vạn (tiếng Phạn: स्वस्तिक svastika) là một biểu tượng chữ thập với bốn góc vuông về góc phải và hướng sang bên phải, có hướng các đầu mút xoay ngược chiều kim đồng hồ (đường đi rẽ phải). Tên gọi svastika (gồm chữ sv và asti ghép lại) hiểu theo tiếng Phạn có nghĩa là "phúc lộc, an khang, thành công thịnh vượng". Biểu tượng chữ Vạn của Ấn Độ giáo, đôi khi còn được trang trí thêm các chấm tròn ở các góc một phần tư.
Đây là biểu tượng của sự may mắn, đã từng xuất hiện lần đầu khoảng 16.000 đến 14.000 trước công nguyên. Biểu tượng này được lấy ý tưởng từ việc quan sát vũ trụ, hệ mặt trời, nó thể hiện nơi phát sinh ra nguồn sống vô tận, và sự vĩnh hằng. Trong tín ngưỡng Ấn Độ giáo, chữ Vạn được đồng hóa với thần Vishnu và được liên kết với thần Shiva và việc thờ rắn thần Nagar.
Chữ Vạn là một trong ba mươi hai tướng tốt của Phật, vị trí trên ngực. Nó biểu thị công đức vô lượng của Phật. Chữ Vạn là phù hiệu, không phải là chữ viết. Viết xoay bên trái hay bên phải đều được, tuy rằng có một số nhà Phật học tranh luận nhau về hướng xoay của phù hiệu này.[1]
Lịch sử
Ở Ấn Độ thời xưa, Phật giáo, Bà La Môn giáo, Kỳ na giáo, đều sử dụng chữ nầy. Đầu tiên, người Ấn Độ cho rằng phù hiệu nầy là sợi lông xoắn ở ngực của Phạm thiên, Tỳ thấp nô (Phạn ngữ: Visnu), Cát Lật Sát Noa (Phạn: Krsna) và thông thường coi đây là dấu hiệu của sự tốt lành, thanh tịnh, tròn đầy.[2]
Theo công trình nghiên cứu của tiến sĩ Quang Đảo Đốc ở trường đại học Quốc Sĩ Quán, Nhật Bản thì chữ Vạn vốn không phải là chữ viết. Bắt đầu từ thế kỷ thứ 8 trước Công Nguyên đã thấy ghi trong đạo Bà-la-môn ở lồng ngực của thần chú Tỳ Thấp Noa với ký hiệu là vátsa, cho tới thế kỷ thứ 3 trước Công Nguyên mới được dùng trong kinh Phật. Đến thế kỷ thứ nhất sau Công Nguyên lại đổi tên thành svastiko, vốn là tướng hình trôn ốc túm lông đầu con trâu, lại biến thành lông ngực của thần chủ Tỳ Thấp Noa, sau đó trở thành một trong 16 tướng tốt, rồi lại thành một trong 32 tướng tốt.[3]
Theo kinh Trường A Hàm, chữ Vạn là tướng tốt thứ 16 nằm trước ngực của Phật. Theo Đại Tất Già ni càn tử sở thuyết kinh quyển 6, chữ Vạn là tướng tốt thứ 80 của Thích Ca Mâu Ni, nằm trước ngực.[3] Trong Thập địa kinh luận quyển 12 có nói, khi Bồ Tát Thích Ca chưa thành Phật, giữa ngực có tướng chữ Vạn kim cương, biểu thị công đức trang nghiêm. Nhưng Kinh Phương Quảng Đại Trang Nghiêm quyển 3 có nói đầu tóc của Phật cũng có 5 tướng chữ Vạn.[3] Trong Hữu bộ Tỳ nại Da tạp sự quyển 29 nói : Ở lưng của Phật cũng có tướng chữ Vạn.[3] Trong kinh Đại Bát Nhã quyển 381 nói rằng : chân tay và trước ngực của Phật đều có "Cát tướng hỷ toàn" để biểu thị công đức của Phật, tức là chữ Vạn.[3]
Cưu Ma La Thập và Huyền Trang dịch chữ Vạn là chữ Đức, ngài Bồ Đề Lưu Chi thì dịch là chữ Vạn, biểu thị ý nghĩa công đức tràn đầy. Nhưng âm của chữ Srivatsalaksana ban đầu không được đưa vào kinh truyện, đến năm 639, thời Võ Tắc Thiên, mới đặt ra chữ này, đọc là Vạn và cho rằng chữ này có ý nghĩa là nơi nhóm hợp của muôn điều tốt lành.[2]
Những năm 1940 của thế kỷ 20, Adolf Hitler cũng dùng hình chữ Vạn để làm phù hiệu cho chủ nghĩa Quốc xã.
http://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%E1%BB%AF_V%E1%BA%A1n
-
04-14-2013, 12:52 AM #3
Junior Member
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 0
Hiện nay đang có một số học giả đang chứng Minh Kinh Dịch xuất phát từ VN, mặc dù bằng chứng của các học giả mình chưa kiểm chứng được, hơn nữa chỉ thấy các học giả VN đưa ra chứng cứ chứ chưa thấy ý kiến học giả nước ngoài, nhưng đọc cũng thấy khá logic.
Nhưng mình nghi ngờ là nếu VN phát hiện ra Trung Thiên Đồ thì hẳn phải chấn động giới Dịch học nhưng thực sự chả thấy báo chí nói gì, hơn nữa mình thấy một số dẫn chứng của ông Nguyễn Thiếu Dũng cũng chưa thực sự thuyết phục, tuy có logic nhưng suy nghĩ kĩ vẫn thấy chưa thuyết phục.
Hòn đá này mình chưa biết tung tích ra sao nên chưa thể Bình luận.
Mình nghi ngờ là nếu Kinh Dịch thực sự từ Bách Việt thì nó truyền đến Trung Nguyên kiểu gì, ai phiên dịch, mà có chữ Vạn thì có khả năng do đời sau làm ra.
Hà Đồ theo Cổ sử là do con thần Long trên sông Hoàng Hà mang lên thời Phục Hy, còn Lạc Thư là do con rùa đen mang theo trên Lạc Thuỷ thời Hoàng Đế. Sách vở Cổ chép rất nhiều về Hà Đồ, Lạc Thư như Luận Ngữ, Mặc Tử, Quản Tử, Chu Dịch, đây là điểm thời đất Thái Bình, nước nhà yên định.
-
04-14-2013, 12:56 AM #4
Junior Member
- Ngày tham gia
- Nov 2015
- Bài viết
- 0
hòn này do bọn nào đó mới làm ko phải hòn cổ ... vì mấy lý do 1 là nó có chữ vạn nhưng chữ vạn này ko đúng nó sai vì chuẩn của nó là có mấy dấu chấm nữa ... còn cái kiểu vẽ các tròm sao đó là của TQ ... mà trung quốc bao giờ cũng vẽ theo sao cái gầu ( đấu ) và nhiều thứ khác chứ ko vẽ cái gầu ngược như thế kia ... sao vĩ cũng vẽ sai ... nói chung cái này là đồ rởm ...
-
04-14-2013, 12:57 AM #5
Junior Member
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 0
Bài wiki hơi sai, năm 639 là thời Đường Thái Tông, đâu phải thời Võ Tắc Thiên đâu.
-
04-14-2013, 03:08 AM #6
Junior Member
- Ngày tham gia
- Nov 2015
- Bài viết
- 0
Gửi bởi người dạo bước
wan trọng là giải thích ý nghĩa của cả đống lằng ngoằng kia kìa [IMG]images/smilies/21.gif[/IMG]
-
04-14-2013, 03:15 AM #7
Silver member
- Ngày tham gia
- Apr 2016
- Bài viết
- 0
Gửi bởi taitrum1
Một số Blogger lại tự cắt nghĩa cho rằng đây là bùa chú để "trấn yểm" nguyên khí nước nam?!?!?!?
-
04-14-2013, 03:18 AM #8
Junior Member
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 0
Gửi bởi người dạo bước
và tại sao lại lồng chữ Vạn vào Hà Đồ thế kia ????
-
04-14-2013, 04:16 AM #9
Junior Member
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 0
[IMG]images/smilies/35.gif[/IMG][IMG]images/smilies/35.gif[/IMG][IMG]images/smilies/35.gif[/IMG][IMG]images/smilies/35.gif[/IMG][IMG]images/smilies/35.gif[/IMG][IMG]images/smilies/43.gif[/IMG][IMG]images/smilies/43.gif[/IMG][IMG]images/smilies/43.gif[/IMG][IMG]images/smilies/43.gif[/IMG][IMG]images/smilies/43.gif[/IMG]
-
04-14-2013, 04:39 AM #10
Administrator
- Ngày tham gia
- Feb 2014
- Bài viết
- 0
thank bác CPV edit hộ em... chả hỉu sao đăng hình hok đc ~~!
ah mà bác có bình luận gì về các kí hiệu này ko???, hay nhờ các cao tăng bên "Thần Tiên Động" qua giúp mới đc [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG]
Lò hơi công nghiệp đốt củi chất hữu cơ khác Trong các ngành công nghiệp như chế biến gỗ, cà phê và hạt điều, các nhiên liệu phế thải sẵn có như cành cây, gốc cây, dăm gỗ, vỏ hạt điều, vỏ cao su...
Lò hơi đốt than đốt củi