-
03-29-2010, 01:04 AM #11
Junior Member
- Ngày tham gia
- Nov 2015
- Bài viết
- 0
Thật , các bạn phải ăn thử và thử sống ở nước ngoài thì sẽ nghĩ khác ngay về ẩm thực Việt Nam . Ngay cả nhìn vào cách bày biện món ăn cũng khoan nghĩ đó là cao cấp chỉ vì nó màu sắc sặc sỡ hay bày biện hợp lý. Nghệ thuật bày biện món ăn thì Việt nam và Tàu là hai đẳng cấp cao nhất rồi. Còn Hàn và Nhật thì chỉ màu mè phối hợp thế thôi.
Và đây không phải là vấn đề khẩu vị mà cả vấn đề sức khỏe và triết lý nữa. Không tin cứ thử đọc bài viết sau thì sẽ rõ .
Khi người ngoại quốc hỏi về thức ăn VN, tôi thường diễn tả rằng (dĩ nhiên là chủ quan rồi nhưng có lẽ cũng đúng vì rất quân bình như gs Trần Văn Khê phân tích): Thức ăn VN không mỡ màng như đồ Tàu, không ngọt như đồ Nhật, không cay như đồ Thái... Lại dùng nhiều rau nữa, nên rất tốt cho sức khoẻ.
Đá Cuội
Ẩm thực Việt Nam: Âm dương tương hợp
Giáo sư Trần Văn Khê
Trong một buổi tiệc, một anh bạn Pháp hỏi tôi:
-Chẳng biết người Pháp và người Việt Nam ăn uống khác nhau như thế nào ?
-Tôi rất ngại so sánh . . . tôi trả lời . . . vì so sánh là biết rõ rành mạch cả hai yếu tố để so sánh.
Thỉnh thoảng tôi có ăn uống theo người Pháp nhưng làm sao biết cách ăn của người Pháp bằng người Pháp chính cống như anh. Tôi thì có thể nói qua cách ăn uống của người Việt chúng tôi. Để cho anh dễ nhớ, tôi chỉ đưa ra ba cách ăn của người Việt, rồi anh xem người Pháp có ăn như vậy chăng?
Người chúng tôi ăn toàn diện, ăn khoa học, ăn dân chủ.
1. Ăn toàn diện: Chúng tôi không chỉ ăn bằng miệng, nếm bằng lưỡi, mà bằng ngũ quan. Trước hết ăn bằng con mắt, và do đó có nhiều món đem dọn lên, nhiều màu sắc chen nhau như món gỏi sứa chúng tôi chẳng hạn: có giá màu trắng, các loại rau thơm màu xanh, ớt màu đỏ, tép màu hồng, thịt luộc và sứa màu sữa đục, đậu phộng rang màu vàng nâu v. v. . . Có khi lại tạo ra hình con rồng, con phụng, trong những món ăn nấu đãi đám hỏi, đám cưới. Sau khi nhìn cái đẹp của món ăn, chúng tôi thưởng thức bằng mũi, mùi thơm của các loại rau thơm như húng quế, ngò, hoặc các mùi đặc biệt của nước mắm, của cà cuống. Răng và nứu đụng chạm với cái mềm của bún, cái dai của thịt luộc và sứa, cái giòn của đậu phộng rang để cho xúc cảm tham gia vào việc thưởng thức món ăn sau thị giác và khứu giác. Rồi lỗ tai nghe tiếng lốc cốc của đậu phộng rang, hay tiếng rào rào của bánh phồng tôm, hay tiếng bánh tráng nướng nghe rôm rốp. Sau cùng lưỡi mới nếm những vị khác nhau, hòa hợp trong món ăn: lạt, chua, mặn, ngọt, chát, the, cay v. v. Chúng tôi ăn uống bằng năm giác quan, về cái ăn như thế gọi là ăn toàn diện.
2. Ăn khoa học: Hiện nay, nhiều nhà nghiên cứu, nhất là ở Nhật Bổn thường hay sắp các thức ăn theo " âm" và " dương" .
Nói một cách tổng quát thì những món nào mặn thuộc về dương, còn chua và ngọt thuộc về âm. Người Việt thường trộn mặn với ngọt làm nước mắm, kho thịt, kho cá, rang tép, ướp thịt nướng, luôn luôn có pha một chút đường; mà ăn ngọt quá như chè, ăn dưa hấu hay uống nước dừa xiêm thì cho một chút muối cho âm dương tương xứng. Người Tây khi ăn bưởi thật chua lại cho thêm đường, đã âm lại thêm âm thì âm thịnh dương suy, không đúng theo khoa học ăn uống. Người Việt phần đông không nghiên cứu về thức ăn, nhưng theo truyền thống của cha ông để lại thành ra ăn uống rất khoa học. Người Việt chẳng những để ý đến quân bình âm dương giữa các thức ăn mà còn để ý đến quân bình âm dương giữa người ăn và thức ăn. Khi có người bị cảm, người nấu cháo hỏi: cảm lạnh ( bị mắc mưa, đêm ra ngoài bị cảm sương) thì nấu cháo gừng vì cảm lạnh ( âm) vào người phải đem gừng ( dương) vào chế ngự. Nếu cảm nắng ( bị mặt trời làm cho sốt) thì dương đã vào người phải nấu cháo hành ( âm) . Lại nghĩ đến âm dương giữa người ăn và môi trường; mùa hè thời tiết có dương nhiều nên khi ăn có canh chua ( âm) hoặc hải sâm ( âm) ; mùa đông thời tiết có âm nhiều nên ăn thịt nướng. Ta có câu: "mùa hè ăn cá sông, mùa đông ăn cá biển"
Quân bình trong âm dương còn thể hiện qua điếu thuốc lào. Thuốc lá phơi và đóm lửa (dương) hít một hơi cho khói qua nước lã trong bình (âm) để hơi khói thuốc vào cơ thể, nguồn hút có cả dương và âm, không kể nước đã lọc bớt chất nicotine có hại cho buồng phổi. Chẳng những cân đối về âm dương mà còn hàn nhiệt nữa: thịt vịt hay thịt cá trê - hàn - thì chấm với nước mắm gừng - nhiệt -. Cách ăn của người Việt Nam khoa học vì phù hợp với nguyên tắc âm dương tương xứng hành nhiệt điều hòạ Ngoài ra trong một món ăn thường đã có chất bột, chất thịt, chất rau làm cho sự tiêu hóa được dễ dàng.
3. Ăn dân chủ: Trên bàn dọn bao nhiêu thức ăn, nhưng chúng tôi có thể những món chúng tôi thích, hoặc phù hợp với vấn đề bảo vệ sức khỏe của chúng tôi. Ăn ít hay ăn nhiều thì tùy theo sức chứa bao tử của chúng tôi, chớ không phải ăn những món không ăn được, hay là ăn không nổi. Như vậy cách của người Việt Nam rất dân chủ.
Anh bạn người Pháp thích chí cười to: ăn toàn diện, chúng tôi chưa nghĩ đến là về thính giác, ăn mà nghe tiếng động là vô phép nên ăn bớt ngon. Ăn khoa học, thì chúng tôi chỉ nghĩ đến calory mà không biết âm dương và hàn nhiệt. Còn ăn dân chủ, thì hoàn toàn thiếu sót vì đến nhà chúng tôi có một thực đơn mà mỗi người một đĩa, ăn không hết sợ vô phép nên nhiều khi không ngon lắm hoặc quá no cũng phải cố gắng ăn cho hết. Tôi xin hoàn toàn hoan nghinh cách ăn của người Việt Nam.
Về cách ăn uống Việt Nam lại có thêm:
4. Ăn cộng đồng: Thức ăn đầy bàn mà có một nồi cơm, một tô nước mắm để mọi người cùng xới cơm và chan nước mắm ở một nơị
5. Ăn lễ phép: Con lớn lên đã theo học ăn, học nói, học gói, học mở. Học ăn là trước nhứt, khi ăn phải coi nồi, ngồi coi hướng.
6. Ăn tế nhị: Ăn ớt cữ cách cắn trái ớt, có khi phải ăn ớt xắt từng khoanh, ớt bằm, ớt làm tương. Nước chấm nhứt là ở miền Trung rất tinh tế ăn món chi phải có nước chấm đặc biệt: bánh bèo, bánh lá, bánh khoái đều có nước chấm khác.
7. Ăn đa vị: Một miếng nem nướng đã có vị thịt, riềng, muối, tỏi, hành cuốn vào bánh tráng lạt lạt, có chút bún, rau thơm, ớt (cay) , chuối sống (chát) , khế (chua) , tương ( ngọt, mặn cay) có pha hột điều hay đậu phộng xay ( béo) . Ăn có năm vị chánh: ngọt, mặn, chua, cay, béo, có cả ngũ sắc đen (tương) , đỏ (ớt) , xanh (rau) , vàng (khế chín) , trắng (bánh tráng, bún) . Ăn một miếng mà thấy 5 màu, lưỡi nếm 5 vị và có khi hơn thế nữa
------------------------
Rất nhiều người nước ngoài cho rằng Việt Nam và Trung Quốc vốn rất gần, có những ảnh hưởng qua lại về văn hóa cho nên có sự tương đồng về ẩm thực. Thực tế, theo Giáo sư Trần Văn Khê, món ăn Việt Nam rất khác món ăn của Trung Quốc.
Thí dụ: Món ăn Việt Nam không chỉ có chuyện ngon miệng của vị giác mà còn làm "rung động" cả năm giác quan. Đầu tiên món ăn được bài trí nhìn "đã con mắt" là vừa lòng thị giác. Tô canh bưng lên bốc mùi thơm của hành, mùi béo ngậy của cá, bên đĩa rau muống xào xanh ngắt nghi ngút mùi tỏi, cạnh đĩa nước mắm ớt thơm lừng, gây tò mò cho khứu giác...
Món gỏi có bánh phồng tôm kèm ngó sen trộn tôm. Bánh đa (tráng) ăn kèm canh bún hoặc tiết canh vịt, tạo âm thanh giòn nghe vui tai làm "nhộn nhịp" thính giác. Cộng những yếu tố đó thực khách sẽ cảm thấy thích thú khi thưởng thức món ăn, chẳng phải làm mát lòng xúc giác đó sao?
Món ăn Việt Nam có nét đặc trưng và rất khác các nước, nhưng lại là món ăn thời thượng của thế hệ hiện đại, bởi món gì cũng có rau đi kèm. Món nem - "chả giò mùa Xuân" (Spring Roll), nổi tiếng vì có ngũ vị rau đi cùng làm giảm độ béo của thịt, dễ ăn, vừa thơm vừa giòn, khiến thực khách ăn một lại muốn ăn hai. Ăn bánh xèo (Happy Pancake), khách được tận mắt thấy đầu bếp tay đổ bánh, với âm thanh xèo xèo trên khuôn nghe vui tai, tận mũi thưởng thức các mùi thơm trước khi ăn. Còn món phở thì khỏi cần phiên dịch, thực khách ăn một lần là nhớ đời, bởi chẳng ở đâu có mùi đậm đà, hấp dẫn thơm ngon đến thế .v.v... Còn nguyên liệu người Việt Nam thường dùng bột gạo, Trung Quốc hay dùng bột mì. Trung Quốc có mì, bánh bao, bánh tiêu, cháo quẩy... đều là những món ăn từ bột mì, còn ta bánh phở, bánh đúc, bánh bèo, bánh xèo, bánh cuốn... đều chế biến từ bột gạo. Trung Quốc hay dùng nước tương hay xì dầu làm nước chấm (chế biến từ đậu nành) còn ta dùng nước mắm (tinh chế từ cá). Món ăn Trung Quốc có vị ngọt và chua, của Việt Nam mặn mà ngọt. Trung Quốc không có nem chua, mắm, Việt Nam có. Ở Trung Quốc phải luộc hoặc xào rau trong khi người Việt Nam thích ăn rau sống.
Món ăn của Việt Nam luôn bảo đảm "âm dương điều hòa": hễ món kho có vị mặn của nước mắm (dương) thì hẳn phải nêm chút đường (âm). Nấu canh cho bột ngọt (âm) thì thêm chút muối (dương)... cho đậm đà. Thịt vịt (hàn) phải có gừng (nhiệt). Cách chế biến ở ta đậm chất dân dã nhưng được liệt vào danh sách hàng "đặc sản" bởi ăn một lần khó quên. Như mắm thái, mắm tôm, mắm tép, mắm lóc, mắm thu, mắm cá linh, mắm nêm... rồi thì mắm cá, dưa mắm, lẩu mắm (phải có ít nhất mười loại rau sống đi kèm). Giáo sư Trần Văn Khê nhận xét: Món ăn Việt Nam không chỉ đa vị mà còn âm dương tương xứng, hàn nhiệt phân minh và còn... rất dân chủ: thức ăn bày đầy mâm, ai muốn ăn gì thì gắp nấy, muốn ăn bao nhiêu thì tùy thích.
-
03-29-2010, 01:06 AM #12
Junior Member
- Ngày tham gia
- Jan 2016
- Bài viết
- 0
Các quán chè, với chè đậu xanh, đậu đỏ, chè cốm, chè thập cẩm, chè khoai môn, chè bưởi, chè tứ lung tung v.v... rất là ngon mà rất phổ thông, ăn vào cũng rất là khoái. Bần tăng thấy mình toàn quảng cáo phở với nem, công nhận là ngon, nhưng các món chè cũng khá là đặc sắc mà giản dị, dễ ăn, bần tăng tin là nếu quảng bá với khách nước ngoài thì cũng rất hot. Vì nó dễ ăn, không hại gì sức khỏe và giải khát thì hơn đứt cocacola, pepsi v.v.. theo quan điểm của bần tăng [IMG]images/smilies/8.gif[/IMG]
-
03-29-2010, 01:15 AM #13
Junior Member
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 0
Hơ hơ, chú ruby mê em Osen rồi hả? [IMG]images/smilies/4.gif[/IMG]
Xem phim mà thèm ăn thế không biết.
Món ăn của Nhật rất coi trọng màu sắc, cách trang trí và công đoạn tỉ mỉ. Có một món mà rất nhiều người thích là gỏi cá với mù-tạt. Ngoài ra, bánh ngọt, chè của Nhật cũng rất ngon, ngọt thanh và nhẹ nên ăn không bị ngấy.
Ai từng xem phim Asuka trên đài VTV cũng đều mê mẩn các loại bánh của Nhật. [IMG]images/smilies/4.gif[/IMG]
---
Tới giờ vẫn nhớ như in cái bánh "Mành trúc mang dư âm mùa hạ" mà bố Asuka làm dưới sự gợi ý của Asuka. Nhìn cái bánh, nghe lý giải mới thấy nền văn hóa nói chung và văn hóa ẩm thực của Nhật Bản nó tinh tế ghê gớm. Trong phim còn nhiều loại bánh wagashi khác, mỗi bánh được làm theo từng mùa, mang dư vị mỗi mùa và thể hiện tinh tế qua từng cái bánh. Post cho các bạn cùng xem những mẫu bánh wagashi tuyệt vời này.
Vài nét lịch sử về Wagashi:
Thời đại Yayoi ((300 TCN – 300 SCN): Wagashi - bánh ngọt truyền thống của Nhật – ra đời
Thời đại Nara (710 – 784 SCN) Wagashi chịu ảnh hưởng bởi kỹ năng làm bột từ Trung Hoa và người ta bắt đầu làm bánh Mochi , bánh Dango.
Cuối thời đại Muromachi Era (1336 – 1573): Thời kỳ phát triển nhất của bánh Wagashi do việc giao thương với Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha mang lại nhiều lọai nguyên liệu mới cho món bánh Wagashi.
Nhưng nghệ thuật làm bánh Wagashi chỉ thực sự “chín” vào đầu thời đại Edo (1603 – 1867) do sự cạnh tranh và phát triển của các tiệm bán ở Tokyo, Edo và các vùng khác.
Trong suốt thời đại Meji (1868 – 1912), các lọai bánh phương Tây du nhập vào Nhật và làm ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của “Wagashi”.
Tên bánh “Wagashi” được đặt ra vào thời kỳ cuối của thời đại Taisho (1912 – 1926)để làm dấu hiệu phân biệt với bánh ngọt Phương Tây.
Mặc dù bánh Wagashi bị ảnh hưởng bởi văn hóa nước ngòai trong những thập kỷ vừa qua nhưng chúng vẫn được những nét văn hóa riêng của Nhật và tiếp tục trở thành 1 phần ko thể thiếu trong văn hóa Nhật.
Wagashi được làm theo mùa, và tùy theo mỗi mùa họ sẽ dung những lọai nguyên liệu của từng mùa để cho ra đời chiếc bánh Wagashi…Như bánh Sakura Mochi và bánh Kashiwa Mochi chỉ có vào mùa xuân. Wagashi được dùng trong các buổi tiệc trà và tạo nên một bức tranh bốn mùa trong năm.
Nhiên liệu để làm bánh Wagashi chủ yếu từ thực vật như: đậu xanh, đậu đỏ, đậu trắng, thạch rong biển, và đường làm từ mía.
Các lọai Wagashi:
Thực sự có rất nhiều lọai Wagashi, và nếu có kể cũng chẳng thể kể hết được nhưng nhìn chung các lọai Wagashi chia làm một số lọai chính như sau:
*Mochigashi:Làm từ một lọai gạo dẻo – cái này hơi giống bánh dày
* Dango: (nhớ trong hình vẽ PR cho HYDF, có vẽ hình mặt F4 và Makino được cắm chung một que, là loại bánh dango này nè) được làm từ một lọai bột gạo dính, vo tròn làm thành từng viên tròn nhỏ sau đó xiên vào xiên và đổ lên trên bánh 1 lớp mật đường.
*Nerikiri và Namagashi: là lọai bánh được làm một cách đẹp mắt và dùng trong tiệc trà. Bột đậu trằng sẽ được pha với màu và tạo ra nhiều hình dạng hoa đủ màu sắc và tượng trưng cho mùa
Ngoài ra còn có Dorayaki & Monaka, Manju, Yokan và Higashi
Link
-
03-29-2010, 01:20 AM #14
Junior Member
- Ngày tham gia
- Jan 2016
- Bài viết
- 0
Đồ ngọt của ta ăn rất nhanh ngấy. Đồ ngọt Nhật thì có thể ăn no được.
Và sau đây, mời các bạn xem qua đoạn clip này để thấy cái tinh tế đến không ngờ của wagashi, cũng như cái tinh khiết của từng mùa ở Nhật Bản
<thead>
YouTube Video - Lichsuvn.info
</thead>
<object width="425" height="340" type="application/x-shockwave-flash" data="http://www.youtube.com/v/9KXsLrHiVU0">
<param name="movie" value="http://www.youtube.com/v/9KXsLrHiVU0">
<param name="wmode" value="transparent">
<em><strong>ERROR:</strong> If you can see this, then YouTube is down or you don't have Flash installed.</em>
</object>
-
03-29-2010, 01:20 AM #15
Junior Member
- Ngày tham gia
- Nov 2015
- Bài viết
- 0
Đang đói, nhìn mấy món ăn Nhật bác HÙng post lên thấy nhỏ nước dãi [IMG]images/smilies/8.gif[/IMG]
Tinh thần Thiền tông thấm vào mọi mặt của văn hóa Nhật, kể cả ẩm thực. Nhìn mấy món ăn đó, cảm nhận đầu tiên là người làm nó mà không chuyên tâm và công phu thì không thể tạo ra được mỗi đĩa thức ăn là một tác phẩm nghệ thuật như thế.
-
03-29-2010, 01:23 AM #16
Junior Member
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 0
Min mod đâu nhẩy
Close cái topic hại bao tử anh em này lại với .
Nhằm đúng chiều đói post bài .
-
03-29-2010, 01:33 AM #17
Junior Member
- Ngày tham gia
- Nov 2015
- Bài viết
- 0
[IMG]images/smilies/1.gif[/IMG] , mỗi quốc gia có một nền văn hóa ẩm thực khác nhau, không thể và không bao giờ có thể so sánh cái nào hơn. Văn hóa ẩm thực Việt Nam nằm ở sự đơn giản trong chế biến, nhưng đa dạng trong chủng loại. Trong lịch khẩn hoang, cha ông ta đã chế biến những món ăn rất đơn giản nhưng cực kỳ ngon và giàu dinh dưỡng! Sự đơn giản đó nằm ở 1 câu cửa miệng : NHẤT NƯỚNG, NHÌ CHIÊN, TAM XÀO, TỨ LUỘC !
Nền văn hóa ẩm thực Nhật Bản thì lại nằm ở sự cầu kỳ, thiên về lễ nghĩa, nhưng cũng có trường hợp ngoại lệ. Ví dụ : Ở Việt Nam nếu bạn ăn mì mà hút - húp sột sột sẽ bị cho là phàm ăn và không lịch sự, nhưng Nhật lại khác, ăn mì Udon thì phải húp, phải hút cộng mì thành tiếng mới gọi là biết cách ăn.
Có 1 điểm độc đáo nữa trong ẩm thực Nhật Bản mà không bất cứ nơi đâu trên thế giới có đó là : Trong hầu hết các cửa hàng ăn Nhật, phía trước có 1 tủ kính để trung bày các món ăn, và nó là .... đồ giả nhưng nhìn y như thật 100%.
Trong các món Nhật Bản mà tôi từng thưởng thức, thì một món ngon nhất nhưng cũng là món độc nhất đó là : Cá Nóc (Fugu), chế biến cực kỳ cầu kỳ, ăn rất ngon. Từ món lẩu, tới ăn sống Shasimi đều rất ngon ! Theo ý kiến chủ quan của tôi thì đó là con cá ngon nhất mà tôi từng ăn từ trước đến nay ! Vùng gân bụng Cá nóc, thái nhuyễn, ăn sống chấm với nước tương hoặc Washabi (mù tạt) vừa ngọt, vừa dai dai, vừa giòn giòn, thơm, tươi ... rất rất ngon ! Trách sao bà con ngư dân ta biết ăn là chết mà vẫn cứ ăn, nếu chế biến đúng cách Cá nóc là món ăn cực kỳ bổ dưỡng và rất tuyệt !
Món Fugu Shasimi chế biến để ăn sống !
Và .... giá của nó mắc kinh khủng ! Thịt nạt của nó trên hình có giá là 13500 yên tức là hơn 1 triệu 500 ngàn đồng một hộp chưa đầy nửa ký ! Phần gân bụng thái mỏng Shasimi có giá 8000 yên = khoảng 1 triệu đồng VN !
-
03-29-2010, 01:50 AM #18
Junior Member
- Ngày tham gia
- Nov 2015
- Bài viết
- 0
nghe nói ở Nhật năm nào cũng có người tử ẹo vì cái món cá nóc này nhưng dân Nhật họ vẫn chết mê mới lạ [IMG]images/smilies/39.gif[/IMG]
-
03-29-2010, 01:53 AM #19
Junior Member
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 0
Thực ra món ăn của ta cũng rất phong phú nhưng có 2 điểm dở nên khó mà quảng bá rộng rãi được.
- Món ăn của ta, các vị Chua, ngọt, cay, đắng... cũng đều rất gắt nên người nước ngoài nhiều khi sợ.
Ăn bánh nướng bánh dẻo thì khó có ai mà ăn hết nguyên một cái. Chè thì cũng khó hết bát thứ 2. Mắm tôm thì ngửi thôi đã bịt mũi chạy rồi. Cà muối thì đến HQ hay ăn Kim chi cũng chịu không nổi [IMG]images/smilies/4.gif[/IMG]
- Người Việt ta khá xuề xòa, làm cho có nên rất khó giữ được cái tinh túy của ẩm thực. Ngay như Phở, một món ăn đặc trưng của ta, nhưng kiếm được một hàng đảm bảo được sự nguyên thủy của Phở bây giờ là rất hiếm. Màu mè cho đẹp thì xài toàn màu công nghiệp, ăn xong không biết mang bệnh gì.
Xem cái cách người Nhật trở thành đầu bếp thôi đã thấy gian khổ thế nào. Nhìn món ăn cũng thấy sự chú tâm cao độ ra sao. Văn hóa ẩm thực đưa lên phim ảnh phải nói Nhật làm rất tuyệt. Xem "Osen", tớ thèm nhất món "Lẩu mà không phải Lẩu". [IMG]images/smilies/8.gif[/IMG]
Mấy bạn đi Nhật về đều nói ăn chè, ăn bánh ngọt của họ bao nhiêu vẫn không thấy ngán.
Món "cá nóc" thì chỉ những đầu bếp nào được cấp bằng mới được phép chế biến. Sợ thì có sợ nhưng người ta vẫn ăn. [IMG]images/smilies/4.gif[/IMG]
-
03-29-2010, 02:15 AM #20
Junior Member
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 0
tìm hiểu nền văn hóa ẩm thực của một, bạn không nên bỏ qua các món ăn Street food. Sau đây là vài món street food tuyệt cú mèo của Nhật Bản !
Takoyaki (bánh bạch tuột nướng)
Vị mềm mềm, thơm thơm của lớp bột, vị dai dai của sợi râu bạch tuột bên trong, vị ngòn ngọt của tương + sốt mayone, và sức nóng hổi mỗi khi bỏ vào miệng của Tayoyaki khiến cho bất kỳ ai cũng phát thèm! Các cửa hàng Takoyaki có khắp nơi ở Nhật Bản từ lưu động đến cố định ! Giá 150 - 300 yên / cây 4 cục !
Chế biến Takoyaki
Cơm Ghiudon
Tiết trời lạnh buốt của Nhật Bản sẽ không thể tuyệt hơn nếu bạn làm một bát cơm Ghiudon, cơm nóng trộn với trứng gà sống đổ 1 lớp thịt bò xào của hành trên mặt, ăn với Kimchi và canh (quên tên loại rau đó rồi) thì quả là tuyệt cú mèo ! Ngon, bổ, rẻ! Giá : 500 - 800 yên / phần !
TOFU - Đậu hủ
Đây là món rất nổi tiếng của Nhật Bản, ở Nhật có rất nhiều những nhà hàng, quán ăn đường phố chuyên chế biến các món từ đậu hủ, mì udon đậu hủ, cơm đậu hủ, đậu xủ hào các loại ...blahh....blah.... Béo, ngon, nóng là tất cả những gì bạn sẽ cảm nhận được ! Giá 200 - 1500 yên tùy món !
Tempura - Các món chiên giòn
Người Nhật đem chiên giòn bất kỳ cái gì ! [IMG]images/smilies/21.gif[/IMG] Từ cá, thịt, tôm, rau, củ, đến .... lá cây Lá Đỏ ! Đều chiên giòn tuốt tuồn tuột! Nếu sống ở Nhật Bản, bạn sẽ đốt mặt đến phát ngán các món chiên giòn Tempura ! Nhưng bạn sẽ bị ghiền lúc nào không hay biết, Tempura chấm kèm sốt Mayone thì ăn đến phát ghiền !
Một phần ăn Tempura điển hình với tôm, rau của quả, và ... lá chiên giòn [IMG]images/smilies/4.gif[/IMG] . Giá 500 - 3000 yên tùy phần !
SHASIMI - Ăn tươi nuốt sống
Ngoài việc chiên mọi thứ, người Nhật còn ... ăn sống đủ thứ. Bạn sẽ bị cho là chưa đến Nhật Bản nếu bạn không thưởng thức các món Shasimi. Nhiều người nhìn vào và nghĩ rằng sẽ tanh hôi và khó ăn. Nhưng không, shasimi cực kỳ ngọt và ngon, với công nghệ bảo quản và chế biến lên đến hàng bí kíp, shasimi trở thành Quốc ẩm của Nhật Bản, một số vùng như Osaka, Hokkaido người ta còn ăn sống cả ... cá kèo và ... cá thòi lòi [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG]! Các món sống điển hình là Shasimi Cá ngừ đại vương, Cá voi, Mực, tôm. Nhưng giá không hề rẻ, khoảng 2000 - 4 vạn yên tùy loại !
Một món shasimi điển hình !
Thống kê mẹo để lựa bao cao su siêu mỏng phù hợp cho các anh Xem xét kích tấc và hình dáng của bạn. Bao cao su mỏng nhất của Nhật có nhiều kích cỡ và hình dáng khác nhau. Điều quan yếu là chọn bao...
Tổng hợp phương pháp để chọn condom siêu mỏng phù hợp cho các anh