-
03-30-2010, 12:59 AM #61
Junior Member
- Ngày tham gia
- Nov 2015
- Bài viết
- 0
Gửi bởi Vi tước gia
-
03-30-2010, 01:01 AM #62
Senior Member
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 711
Người nước ngoài đến VIệt Nam thì tớ thấy họ quen thuộc với các món phở, nem, bún chả, bún bò Nam Bộ và bánh mì kẹp thịt nhất vì nó dễ ăn và ngon. Trước có dẫn ông bạn người Pháp đi ăn 1 vòng bánh bao chiên, cháo sườn, chè sen ông ý khen tấm tắc
-
03-30-2010, 01:06 AM #63
Silver member
- Ngày tham gia
- Apr 2016
- Bài viết
- 240
Gửi bởi Mr.Tèo
-
03-30-2010, 01:09 AM #64
Senior Member
- Ngày tham gia
- Apr 2016
- Bài viết
- 25
Gửi bởi Tôn Ngộ Năng
-
03-30-2010, 01:14 AM #65
Member
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 0
Mình lại ko thích thịt rắn, đến cái quán thịt thú rừng mà chỉ ăn mỗi thịt lợn rừng thôi [IMG]images/smilies/21.gif[/IMG]. Hôm đấy là vì bố quen cái bác chủ cửa hàng nên đến ăn, một tay bác ý bị tật vì rắn cắn thế mà bác ý dùng chính cái tay đấy tóm cổ con rắn nhanh không tả được
-
03-30-2010, 01:30 AM #66
Junior Member
- Ngày tham gia
- Nov 2015
- Bài viết
- 0
Gửi bởi SeaBoy
Không phủ nhận, tôi rất thích Văn hóa Nhật (Văn hóa chứ không phải Xã hội nhé). Nhưng với tôi thì không phải cái gì Nhật cũng tốt, và cũng không có ý định so sánh với Việt Nam để rồi mặc cảm.
Tôi rất thích cái cách đối mặt với công việc của người Nhật. cho dù là anh có bằng cấp, vì khủng hoảng mà phải đi làm nghề thấp kém, thì họ cũng chăm chú làm y như sinh ra để làm việc vậy.
Tôi hay lang thang vào các forum và nhận thấy rằng: Hầu hết các fan hâm mộ phim ảnh Nhật Bản đều có suy nghĩ khá chín chắn, cách nói chuyện có chiều sâu, tranh luận cũng logic và sắc bén... khác hẳn so với fan phim Hàn - Đài, khá nhàn nhạt. Số fan này họ cũng không mấy khi mặc cảm với tình hình hiện tại của Đất nước, không mấy khi đổ lỗi hay chửi bới vô cớ nơi sinh ra mình...
Đó là lý do tại sao tôi thích và cổ vũ cho nền Phim ảnh, nghệ thuật Nhật Bản.
Trong Phim ảnh Nhật, cái triết lý sống, cái tinh thần hướng về gia đình, cách đối mặt với công việc, sự thử thách... và cả các diễn biến tâm lý khác nhau do cá tính khác nhau... mang lại, đều là vốn sống quý giá với mỗi người.
Tôi muốn lớp trẻ bây giờ chín chắn hơn, suy nghĩ sâu sắc hơn, tình cảm hơn, hướng về Gia đình hơn... và tự tìm cách vươn lên trong khó khăn chứ không phải là tìm chỗ để đổ lỗi. Đơn giản vậy thôi! [IMG]images/smilies/1.gif[/IMG]
-
03-30-2010, 01:34 AM #67
Junior Member
- Ngày tham gia
- Nov 2015
- Bài viết
- 0
Có xu hướng là cái gì không theo phong trào thì có logic khá chắc chắn của họ . Vì thế trong cái phong trào rầm rầm hâm mộ quá đáng các gợn nước Hàn Quốc thì những người hâm mộ một dòng văn hóa khác tất yếu là có lý lẽ của họ chứ không bị cuốn theo phong trào chung .
-
03-30-2010, 01:56 AM #68
Junior Member
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 0
Xem phim Hàn - Đài cổ vũ cho lối sống hưởng thụ, cá nhân, ích kỷ... Điều này chỉ làm cho giới trẻ ngày càng thiếu ý chí, thiếu khả năng cảm nhận mà thôi.
Xem một cô bé học trò viết về cảm nhận sau khi xem phim Nhật, ta muốn gì hơn khi mà giới trẻ càng ngày càng có nhiều người biết nói được như vậy? [IMG]images/smilies/1.gif[/IMG]
Xem phim xong rồi tự nhiên mình cảm thấy mình thật là hạnh phúc. Trước đây mình luôn phàn nàn về cuốc sống. Mình lười nhác giống như Ako lúc đầu phim, mình luôn tự hỏi "Tai seo phải đi học? Trường học thật vô vị!", mẹ ko bao h hỉu mình và mình chả thấy cuộc sống nì có gì tốt đẹp cả, sống chỉ vì chúng ta phải tồn tại thôi! Mình rất lười vân động, đặc biệt ghét môn thể dục (vì môn nì mà mình bị khống chế chỉ còn loại khá)... Nhưng tất cả dương như đã thay đổi! Mình cảm thấy mỗi ngày có thể đi lại trên đôi chân của mình, được cười nói với bạn bè mới tuyệt với làm sao! Trường lớp, bạn bè là một phần ko thể thiếu trong cuộc đời mình và mình sẽ tận hưởng nó, tận hưởng một cách trọn vẹn. Mình đi đi lại lại và tự mỉm cười, nhìn đôi chân của mình... thật là ki diệu! Mình nhìn trộm mẹ và thấy iu mẹ hơn nữa, phải mẹ luôn là chổ dựa cho ta mỗi khi ta vấn ngã, người ko bao h bỏ rơi ta, người luôn yêu ta bằng cả tấm lòng. Mãi hôm nay mình mới thấy nụ cười của mẹ đẹp ghê...
... Xưa đến h làm văn toàn lấy ý tưởng từ văn mẫu hoặc viết một cách gượng ép và giả tạo! Đây là bài viết thật đầu tiên của mình, mình viết nó bằng tất cả cảm xúc thật của mình. "Cảm ơn Aya khi đã thắp sáng cuộc đời tôi!"...
-
03-30-2010, 02:20 AM #69
Junior Member
- Ngày tham gia
- Nov 2015
- Bài viết
- 0
xét về mặt nghệ sĩ tính thì người Việt ta còn giỏi hơn hầu hết mọi người trên thế giới, người việt rất tùy tiện, tưởng tượng rất mạnh, sống rất giàu cảm xúc và tình cảm, ít thiên về lý trí, rất ít khi phân biệt đúng sai rạch ròi. âm hưởng của hát ru của ca dao tục ngữ khiến người việt nam khá tốt về văn thơ tuy có thể đó chỉ là tơ con cóc, và người việt lại hay uống rượu nên họ thường thể hiện hết bản tính thật của mình.
Người Trung Quốc chẳng hạn, đại diện cho một nền nghệ thuật hào nhoáng và đa dạng. Ẩn sâu trong hệ thống nghệ thuật của họ là tính bi kịch, sự cay đắng và dằn vặt về cuộc sống. Nó thể hiện tính nhân văn ở chỗ họ luôn ẩn chứa khát vọng cuồng nhiệt cho một cuộc sống tốt đẹp hơn, nhưng bên cạnh đó là tồn tại song song sự tuyệt vọng với hiện tại, và ham muốn đoạn tuyệt với quá khứ.
Chính trong sự xáo động khủng khiếp của các mặt đối lập mà người ta tìm thấy trong các loại hình nghệ thuật Trung Hoa sự hướng thiện, tính nhân văn sâu sắc, tính chân thật và hi vọng. Thật tế, họ cũng có những cuộc đấu tranh dữ dội, nhưng dường như luôn là thất bại. Những nhân vật trong phim Trung Quốc là những nhân vật có chất sống khống kém gì những nhân vật ở Nhật Bản, nhưng họ khác ở chỗ là mọi cố gắng của họ đều tùy vào thời cuộc, vẫn còn một dòng đời mà họ không kiểm soát được. Họ có tính chân thật, tả chân về cuộc đời hơn là khuyến khích người xem trong một góc nhìn lạc quan nào đó. Đối với họ, đời là sự đau khổ, là sự khó khăn nguy nan, nhưng họ tìm được sự dũng cảm đến đứng trước nó và gánh chịu nó trong niềm hạnh phúc tự tại (Trình Điệp Y chết với niềm hạnh phúc được trọn kiếp với môn Kinh Kịch, cô gái trong Đèn Lòng Đỏ Treo Cao dù bị điên cũng đã có thể thoát khỏi cái xã hội xấu xa nhơ nhuốc, cô Táo trong phim Táo đã có thể ôm đứa con ra đi mà không cần phải nhờ 2 tên đàn ông ích kỉ nữa). Người Trung Quốc khác người Nhật ở chỗ họ sử dụng bi kịch để diễn đạt hi vọng dù rằng họ hay làm người xem có vẻ như họ đang chờ đợi một cái gì đó không bao giờ đến.
Phim Trung Quốc hay thường bi ban ở đại lục, đó là bởi vì ở xã hội đó không có chỗ cho sự vươn lên của nghệ thuật Trung Hoa. Thật là bi kịch.
Nếu xét vè mặt nghệ thuật, người Việt thuần túy và đơn giản hơn người Trung Hoa. Thường thấy các tác phẩm Việt Nam thể hiện hình ảnh gần gụi với cuộc sống, chứ ít khi quan tâm đến các vấn đề ngoại cỡ, sự tồn tại của Chúa, sự tồn tại của xã hội. Đây là cảm nhận của Tĩnh. Đọc khá nhiều tác phẩm văn học từ trước 1930, có cảm giác như nghệ thuật Việt Nam thể hiện một cuộc sống hỗn độn, xôn xáo, ầm ĩ, lằng nhằng, nhí nhố. Nhưng mà bên trong đó vẫn có những âm thanh êm dịu, vẻ đẹp của con người được đặt đối chọi với khung cảnh ồn ào đó.
Việt Nam cũng có khuynh hướng lạc quan hơn so với Trung Quốc, nhưng cũng có tính hoài niệm. Việc hiện tại đáng lo là cả nền điện ảnh của ta vẫn chưa tạo được một tác phẩm nghệ thuật có tầm vóc như cách mà đạo diễn Trung QUốc thế hệ thứ 5 đã làm. Đây là điều đáng suy nghĩ? Liệu có phải sự bế tắc trong quá trình đào tạo nghệ sĩ, hay sự bế tắc xã hội, hay sự mất dần tính nghệ thuật trong giai đoạn thị trường hóa như hiện nay?
Những bộ phim theo sát tác phẩm Nam Cao sẽ rất có thể là bước khởi đầu để ta xây dựng một hình ảnh riêng Việt Nam. Các tác phẩm như Chí Phèo, Lão Hạc,... đều có thể là điểm bắt đầu cho sự nảy nở của hình thức nghệ thuật thứ 7.
Những câu như thế này là những câu sẽ khiến văn học và điện ảnh Việt Nam tự hào:
Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ,thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi... toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương: không bao giờ ta thương...
(Lão Hạc)
Theo Tĩnh đây là câu hay nhất trong toàn bộ nền văn học hiện đại nước ta. Có anh em nào có nhả hứng dịch với Tĩnh ra tiếng ANh! Càng sống lâu, càng thấm cái câu mộc mạc này! Rất đáng dựng làm phim!
Cá nhân Tĩnh nghĩ ta có thể dung hòa hai trường phái nghệ thuật trên để lồng ghép vào văn hóa của ta. Cá nhân Tĩnh mà nói, Tĩnh vẫn thích phim Trung Hoa hơn Nhật, ở chỗ nó miêu tả cuộc đời con người rất chân thật và gần như không hàm chứa một thông điệp lộ liễu nào. Họ không thúc giục ta phải đứng trên đôi chân của mình, hay đòi hỏi ta phải là kẻ lớn lao hơn bản thân ta. Ngược lại, họ truyền thụ lại một cái nhìn rất nhân đạo về cuộc đời và từ đó cho người xem sức mạnh: Đời là chuỗi đau khổ lẫn hạnh phúc, chịu đựng cuộc đời như bản chất vốn dĩ của nó và tận hướng những ngày tháng còn lại để thấy nét đẹp của nó là thông điệp chung cho tất cả các phim Trung Quốc.
Theo Tĩnh thấy, ta cần có nhiều việc phải học từ các nước trong khu vực. Không phải học để bắt chước nghệ thuật của họ, mà họ cái cách họ giới thiệu văn hóa ra ngoài thế giới, đồng thời tránh những sai lầm mà họ đã vấp phải.
Tĩnh vẫn thấy giữa Trung Quốc và Việt Nam có sự gận gụi hơn là với Nhật Bản. Người Việt cũng từng chịu cái cảnh đau đớn cùng cực như người Trung hơn cả thế kỉ qua, cũng từng sống không ra sống, chết không ra chết. Dù sao cả Trung Hoa và Việt Nam cũng đã từng chịu cái thân phận nạn nhân cho chủ nghĩa đế quốc, vì vậy cảm nhận của ta cũng sẽ khác so với Nhật Bản.
Nghệ thuật mà! Càng thầm kín, càng e ấp càng đẹp! Cái gì mà lộ liễu quá như Thép Đã Tôi Thế Đấy cũng chết, mà cái gì nhàn nhạt quá cũng chết. Tĩnh nhận thấy trong văn học hiện đại Việt Nam trước năm 1945 có khá nhiều các tác phẩm đạt đỉnh cao nghệ thuật nhờ sử dụng đời sống làm bố cục chứ không phải một luồng tư tưởng nhất thời. Nghệ thuật Việt Nam dẫu sao vẫn nên đi theo con đường mô tả chân thật cuộc sống, có cái nhìn bao quát và trung thực về nó, như vốn dĩ là bản chất của nền nghệ thuật đó, hơn là tìm người nêu gương. Tĩnh tin là không cần phải nêu bất cứ tấm gương nào, chỉ cần nhìn vẻ trầm lặng của một tác phẩm sâu sắc, người ta có thể rút ra vô vàn suy nghĩ vô giá về cuộc đời. Nghệ thuật đâu có giúp người ta nghĩ, nó chỉ khơi gợi thôi!
Về món ăn:
Nước ta bản chất là mộc mạc so với cả Nhật Bản và Trung Quốc. Đó là cái gốc rồi. Vì vậy thưởng thức ẩm thực Việt Nam là để thưởng thức sự bình dị của văn hóa nước Việt. Chúng ta không có những lễ nghi phức tạp, những hình thức màu sắc, chúng ta đơn giản chỉ tận hưởng cái ông trời tặng cho mảnh đất ta thôi. Tùy theo tình trạng địa lí mà các quốc gia có thức ăn riêng, bảo Nhật Bản không ngon cũng thật khó nói. Vì dẫu sao ta có phải người Nhật đâu? Song có một điều mà Tĩnh có thể khẳng định với mọi người để không có một ai tự ti về ẩm thực Việt Nam là: Đồ ăn Việt Nam đã chạm lưỡi người nước ngoài thì ai cũng thích. Tĩnh ở Mỹ, Pháp, Anh, Trung Quốc, Singapore, Thái, Malaysia ở đâu cũng thích cả. Chính người Trung còn gật gù bảo các món Việt Nam dịu hơn Trung Quốc, ít gia vị mà nhiều hương liệu hơn nên vị nồng nàn dễ ăn. Anh bạn già khó chịu mà còn nói vậy, thì dân xứ khác còn khét mức nào?
Ta cũng chả thế thay đổi được truyền thống ẩm thức xứ ta, thôi mời mọi người uống miếng nước tráng miệng giải vị rồi cùng lên bàn thưởng thức!
Bon Appetite!
@Bình dị cũng là một hình thức nghệ thuật, người Việt vẫn có thể biến mọi thứ thành nghệ thuật như người Nhật bằng cách bình dị hóa cuộc sống của mình vậy!
-
03-30-2010, 03:01 AM #70
Junior Member
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 0
anh nói là nghệ sĩ tính chứ không phải sâu sắc về nghệ thuật đâu.
muốn sâu sắc phải có trình độ chứ chơi chơi sao được, không có trình độ thì sao hiểu nổi nhạc thính phòng chứ, sao hiểu nổi những bàn giao hưởng đầy xúc động.
nghệ sĩ tính kiểu nghiệp dư thì người việt nam nào cũng có cả.
nhưng không phải ai cũng hiểu biết về nghệ thuật một cách sâu sắc kể cả người làm trogn ngành đó.
phim trung quốc theo anh nghĩ là dễ tiếp nhận với nền văn hóa việt nam hơn vì sự tương đồng rất cao, nhưng xem film trung quốc vẫn cứ thấy sạn rất lớn, cũng như thấy rõ họ cũng ít khi làm sâu sắc lắm mà thiên về hình ảnh (tất nhiên vẫn có những tác phẩm rất sâu sắc). còn người nhật thì đó là sự cố gắng, sự vươn lên của con người trong xã hội. có rất ít sự giả tạo trong film của họ.
Film Osin xem xong ai cũng thấy tủi nhục cho một kiếp người đàn bà một sự thật đã xảy ra, và người trong cuộc thể hiện cho thấy tinh thần đảm đang, nhẫn nhịn hy sinh vì chồng con không gì tốt hơn được nữa.
film 1 litre of tear: lại đặt vấn đề về một căn bệnh kỳ lạ, một cô bé còn rất nhỏ đã phải chống đỡ với nó, cô đã cố gắng để tồn tại dù cô cũng phải chết, từ đang có mọi thứ trở lên mất tất cả. liệu ai làm nổi như cô gái trong film này.(câu chuyện này có thật )
tôi không chê gì về nhật bản cả, người nhật có một gu thưởng thức nghệ thuật theo tôi đánh giá là cao cấp nhất châu á, và cũng rất cao trên thế giới. nhưng tôi cũng thấy không phải cái gì cũng là nghệ thuật, họ có mình không có, đó là nhận xét phiến diện, những cái họ có mình đều có nhưng người việt đang đánh mất nó.
những nhạc sỹ việt nam đã từng làm lên một thời hoàng kim về âm nhạc cho việt nam với những lối âm nhạc rất đặc biệt và để lại ấn tượng trong lòng người nghe (như Trịnh công Sơn, rất nổi tiếng khi nhạc của ông được đem sang nhật).
về văn học thì chắc ai có thể quên số đỏ, chí phèo, chị dậu, nửa chừng xuân, hà nội 36 phố phường.....
thơ tình thì ai có thể quên nổi thơ Xuân diệu, thơ hàn mạc tử....
nhưng hiện nay chúng ta không có ai đủ trình độ làm những điều như trước đây. đây là tệ của việt nam.
Thống kê mẹo để lựa bao cao su siêu mỏng phù hợp cho các anh Xem xét kích tấc và hình dáng của bạn. Bao cao su mỏng nhất của Nhật có nhiều kích cỡ và hình dáng khác nhau. Điều quan yếu là chọn bao...
Tổng hợp phương pháp để chọn condom siêu mỏng phù hợp cho các anh