Trang 1 của 5 123 ... CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 48
  1. #1
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0

    [phổ biến kiến thức] Thiên Văn Phổ Thông


  2. #2
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Thiên văn ắt phải đụng đến toán, mà bần tăng nghỉ học toán lâu rồi nên chẳng nhớ mấy. Nên có chút kiến thức còm, đem chém gió tí chút, các bác không đòi hỏi chứng minh nhé, chỗ nào thấy bần tăng nói sai thì vui lòng post lại để bần tăng xem xét và đính chính.

    Ta xem xét thiên văn theo các cấp độ từ nhỏ đến lớn:

    - Trái đất
    - Thái dương hệ
    - Thiên hà
    - Vũ trụ

    Bần tăng xin nói về Trái đất đầu tiên:

    Trái đất của chúng ta có dạng gần như hình cầu, đường kính ở Xích đạo khoảng 6390 km, hơi lớn hơn đường kính nối hai địa cực một chút. Là do Trái đất tự quay quanh trục của mình nên ở Xích đạo mới phình ra hơn một chút vì lực li tâm cao hơn các nơi khác.

    Trục quay của Trái đất cắt Trái đất tại hai vị trí: Cực bắc và cực nam. Mặt phẳng vuông góc với Trục trái đất và đi qua điểm chính giữa cực bắc và cực nam thì cắt Trái đất theo một thiết diện hình tròn, đó chính là đường xích đạo, đường tròn lớn nhất trên vỏ Trái Đất.

    Giờ bạn tưởng tượng, các mặt phẳng chứa trục Trái đất sẽ cắt trái đất thành những đường tròn đều đi qua hai cực. Ta gọi phần đường tròn nối từ cực bắc xuống cực nam ấy là đường Kinh tuyến. Người ta lấy đường Kinh tuyến đi qua đài thiên văn Greenweek ở nước Anh làm Kinh tuyến gốc, và đánh số 0. Nếu cắt trái đất bằng 180 đường tròn đi qua hai cực và cách đều nhau, vậy ta sẽ có 360 đường Kinh tuyến, và từ kinh tuyến số 0 về phía Đông ta đánh số lần lượt cho các đường kinh tuyến, 1, 2, 3...179, 180 và từ kinh tuyến số 0 về phía tây ta cũng đánh số lần lượt 1, 2, 3,...179. Vậy ta đã đặt tên được cho 360 đường Kinh tuyến.



    Giờ bạn dùng những mặt phẳng vuông góc với trục trái đất cắt trái đất theo các thiết diện hình tròn, các đường tròn ấy gọi là Vĩ tuyến. Người ta lấy Xích đạo làm vĩ tuyến gốc, đánh số 0, rồi lần lượt đánh số cho các đường vĩ tuyến nào mà điểm trên nó hợp với trục Trái đất những góc có trị số nguyên. Từ Xích đạo lên phía Bắc ta đánh cho các vĩ tuyến có góc nguyên ấy lần lượt 1, 2, 3...90, ta được 90 vĩ tuyến bắc, rồi cũng từ Xích đạo ta đánh số lần lượt 1, 2, 3... 90 ta được 90 vĩ tuyến nam. Hai vĩ tuyến số 90 đương nhiên chính là cực Bắc và Cực nam.


    Như vậy ta đã có hệ thống Kinh tuyến vĩ tuyến, giờ bạn có thể xác định tọa độ của một điểm bất kỳ trên Trái đất: "Máy bay rơi ở 170 độ Đông và 18 độ Bắc", "cơn bão có tâm tại 117 độ Đông và 21 độ Bắc đang di chuyển với tốc độ *** về phía Tây Nam"...

    Trái đất của ta quay từ phía Tây sang Đông, do đó ta luôn thấy mặt trời mọc ở hướng Đông và lặn ở hướng Tây. Trục Trái đất lại nghiêng 66.5 độ so với một mặt phẳng mà ta gọi là "hoàng đạo", đó là mặt phẳng đi qua tâm Mặt trời và Trái đất và các hành tinh Thủy, Kim, Hỏa, Mộc, Thiên vương, Hải Vương. Thật kỳ lạ là tâm của 8 thiên thể đó cùng nằm trong một mặt phẳng. Chính vì Trục Trái đất nghiêng như vậy, nên có những thời điểm, cực Bắc hướng về Mặt trời nhiều hơn cực nam, do đó nửa Trái đất ở phía Bắc nhận được nhiều nhiệt và ánh sáng hơn, nên nóng hơn và ngày dài hơn đêm, ta gọi đó là mùa hè. Trong khi ấy cực nam hướng ra xa mặt trời hơn, có ít ánh sáng và nhiệt hơn, nên khí hậu lạnh và ngày ngắn hơn đêm, ta gọi đó là mùa đông. Rồi đến một thời điểm khác, cực Bắc hướng xa mặt trời, Cực nam hướng về mặt trời nhiều hơn, ta lại có mùa đông ở phía bắc và mùa hè ở bán cầu phía nam.

    (còn nhiều...)

  3. #3
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi SkeletonKing
    . Trục Trái đất lại nghiêng 66.5 độ so với một mặt phẳng mà ta gọi là "hoàng đạo",

    (còn nhiều...)
    66.5 độ hả bác, bác có nhầm không, theo những gì em nhớ thì là 23.5 độ mà bác. 66.5+23.5 thì ra 90 độ, có sự nhầm lẫn gì ở đây nhỉ?
    À hiểu rồi, 66.5 là so với mặt phẳng hoàng đạo, 23,5 là so với trục vuông góc với hoàng đạo, hèn chi cộng lại nó ra 90 ^_^

  4. #4
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Ngân hà



    Vào những đêm mùa hạ và mùa đông quang đãng, nếu bạn về miền nông thôn hẻo lánh thì dễ có cơ hội nhìn thấy 1 dải sáng huyền ảo vắt ngang qua bầu trời. Người phương Đông gọi nó là sông Ngân, chắc bởi liên quan đến sự tích Ngưu Lang Chức Nũ, còn ngừoi phương Tây gọi nó là Milky way (dòng sữa), tương truyền đây là dòng sữa mà nữ thần Hera đã cho Hercules bú.
    Thực ra Ngân hà ko phải sông, cũng ko phải sữa. Đó là thiên hà chứa hệ Mặt trời của chúng ta. Ngân hà là 1 thiên hà xoắn ốc, được cho là có 3 đến 4 cánh tay, đường kính 100000 năm As, với từ 200 đến 400 tỷ sao (!). Hệ Mặt trời của chúng ta có lẽ nằm đâu đó trong khoảng 30000 năm As tính từ tâm ra.
    Ngân hà là 1 thiên hà tương đối lớn, nó có 1 hệ thống các thiên hà vệ tinh nhỏ hơn nhiều quay quanh, lớn nhất là Đám mây Magenlan lớn. Với 1 ống nhòm tốt, cộng thêm điều kiện quan sát lý tưởng, bạn có thể nhìn được thiên hà con này. Còn thiên hà hàng xóm lớn gân ta nhất là thiên hà Tiên nữ (Andromeda) cách ta tới 2.5 triệu năm ánh sáng (!).

    (chờ đấy, con nữa)

    http://www.twanight.org/newTWAN/photos.asp?ID=3002160
    1 trang web các bức ảnh thiên văn nghiệp dư

  5. #5
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi tranvanhieu
    66.5 độ hả bác, bác có nhầm không, theo những gì em nhớ thì là 23.5 độ mà bác. 66.5+23.5 thì ra 90 độ, có sự nhầm lẫn gì ở đây nhỉ?
    À hiểu rồi, 66.5 là so với mặt phẳng hoàng đạo, 23,5 là so với trục vuông góc với hoàng đạo, hèn chi cộng lại nó ra 90 ^_^
    Chính xác là 66 độ 33 phút.Còn cái kia là 23 độ 27phút.

  6. #6
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    để phổ biến thì trước hết phải trình bày các khái niệm cơ bản:

    ngôi sao: là một vật thể nóng sáng tự phát sáng nhờ phản ứng hạt nhân ở trong lõi của nó

    chòm sao: là những nhóm ngôi sao mà chúng ta nhìn thấy ở một góc bầu trời nào đó tách riêng khá xa so với các ngôi sao khác.

    tinh vân: là những đám mây bụi khí được các ngôi sao chiếu sáng mà có thể nhìn thấy

    thiên Hà: là một tập hợp sao lớn quay quanh một tâm có nhiều hình dạng khác nhau mỗi thiên hà như một ốc đảo độc lập trong vũ trụ.

    sao lùn trắng: là một trong những trạng thái phát triển của ngôi sao là trạng thái chỉ còn một chút nữa là chết.


    sao lùn nâu: là những ngôi sao sắp chết còn rất nhỏ sáng rất ít

    sao khổng lồ đỏ: là trạng thái dữ dội của một ngôi sao trước khi chết

    hố đen là trang thái chết của một ngôi sao rất lớn nó không có ánh sáng đi kèm.

    hành tinh là những vật thể không tự phát sát quay quanh một ngôi sao theo một quỹ đạo Elipse gần tròn.


    tiểu hành tinh cũng gần giống hành tinh nhưng khối lượng nhỏ hơn quỹ đạo Elipse rất dẹt cắt qua những quỹ đạo hành tinh.

    sao chổi là những vật thể nhỏ khi di chuyển vào hệ mặt trời tạo ra một cái đuôi kéo dài.

    vệ tinh là những vật thể không sáng di chuyển xung quanh một hành tinh.

  7. #7
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Chuyển động của Trái Đất
    Chuyển động tự quay quanh trục
    Trái Đất tự quay quanh trục (nối Bắc cực với Nam Cực) của nó, nếu xét so với nền sao, hết 23 giờ 56 phút và 4,09 giây (1 ngày thiên văn). Vì thế đối với người quan sát từ Trái Đất, các chuyển động biểu kiến của các thiên thể trên bầu trời (ngoại trừ hiện tượng sao băng) là diễn ra trong bầu khí về phía Đông với tốc độ 15 độ/ h = 15’/ phút, tương đương đường kính góc của Mặt Trời hay Mặt Trăng cứ mỗi hai phút.

    Chuyển động quay quanh Mặt Trời

    Trái Đất quay một vòng quanh Mặt Trời hết 365 ngày 5h 48' 56" Mặt Trời trung bình (1 năm thiên văn, số liệu đo được đến năm 2006). Vì thế từ Trái Đất nó tạo ra chuyển động biểu kiến của Mặt Trời tương đối với các ngôi sao với vận tốc góc khoảng 1 độ/ ngày, hay đường link góc của Mặt Trăng hay Mặt Trời cứ sau mỗi 12 giờ về phía đông.

    Vận tốc quỹ đạo của Trái Đất TB khoảng 29.8 kim/s, đủ để đi hết quãng đường bằng đường kính Trái Đất (~12.700 km) trong 7 phút, hay khoảng cách đến Mặt Trăng (384.000 km) trong 4 giờ.

    Trái Đất có một vệ tinh tự nhiên: Mặt Trăng. Mặt Trăng quay một vòng quanh Trái Đất hết 27,3333 ngày. Vì thế từ Trái Đất tạo ra chuyển động biểu kiến của Mặt Trăng tương đối với Mặt Trời và các ngôi sao với vận tốc góc khoảng 12 độ/ ngày, tức đường kính góc Mặt Trăng sau mỗi giờ về phía đông.

    Quan sát từ cực bắc Trái Đất, chuyển động của Trái Đất, Mặt Trăng và sự tự quay quanh trục Trái Đất là ngược chiều kim đồng hồ.

    Mặt phẳng quỹ đạo và trục quay Trái Đất là không vuông góc: trục Trái Đất nghiêng một góc khoảng 66,5 độ so với mặt phẳng quỹ đạo của nó. Điều này sinh ra các mùa và thời gian ban ngày mùa hè dài, thời gian ban ngày mùa đông ngắn; vùng cận cực có 6 tháng sáng, 6 tháng tối. Mặt phẳng quỹ đạo của Mặt Trăng nghiêng khoảng 5 độ so với mặt phẳng quỹ đạo Trái Đất xung quanh Mặt Trời (nếu không như vậy thì hàng tháng đều có hiện tượng nhật thực hay nguyệt thực).

    Quyển Hill, tầm ảnh hưởng của lực hấp dẫn, của Trái Đất khoảng 1,5 Gm (930 nghìn dặm) theo bán kính, trong đó một vệ tinh tự nhiên (ví dụ như Mặt Trăng) sẽ quay ổn định quanh nó.

    So với nền sao, trục Trái Đất chuyển động với tuế sai có chu kỳ khoảng 25.800 năm, cũng như chuyển động với chu kỳ chính khoảng 18,6 năm. Các chuyển động này sinh ra bởi lực hấp dẫn khác nhau của Mặt Trời và Mặt Trăng lên hình dạng không thuần túy là hình cầu của Trái Đất. Trong hệ quy chiếu gắn với một vật thể rắn trên Trái Đất, chuyển động của nó là không đều vì các chuyển động cực. Các chuyển động cực là gần như có chu kỳ, bao gồm hai thành phần: một có chu kỳ một năm và một có chu kỳ 14 tháng gọi là “sự dao động Chandler”. Vì vận tốc tự quay là dao động nên các yếu tố như độ dài ngày cũng dao động theo.

    Chuyển động quay quanh Ngân Hà
    Toàn bộ hệ Mặt Trời trong đó có Trái Đất chuyển động theo một quỹ đạo gần như là tròn cùng với nhánh Orion trên mặt phẳng quay quanh tâm của Ngân Hà, vận tốc 220 km/s, chu kỳ 226 triệu năm.

  8. #8
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Các bác cho biết cách tính thời gian và đơn vị đo lường khoảng cách với. [IMG]images/smilies/1.gif[/IMG] Hồi xưa nhớ có đọc ở đâu đó mà giờ quên mất rồi.

  9. #9
    Ngày tham gia
    Apr 2016
    Bài viết
    0
    em có câu muốn hỏi đây.
    1. Nếu ra ngoài Trái Đất thì ta sẽ nhìn như thế nào: nhìn thấy MT và các vì sao hay chỉ nhìn dc ánh sáng MT mà k nhìn dc những vì sao kia
    2. Nếu ta k có áo bảo hộ mà đưa bản thân ra ngoài vũ trụ thì có bị sao hay không (không tính đến việc k có không khí nha)

  10. #10
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi Thiên Lang
    em có câu muốn hỏi đây.
    1. Nếu ra ngoài Trái Đất thì ta sẽ nhìn như thế nào: nhìn thấy MT và các vì sao hay chỉ nhìn dc ánh sáng MT mà k nhìn dc những vì sao kia
    2. Nếu ta k có áo bảo hộ mà đưa bản thân ra ngoài vũ trụ thì có bị sao hay không (không tính đến việc k có không khí nha)
    1. Nhìn thấy mặt trăng và các vì sao rõ ràng hơn, thậm chí chói lóa hơn. Do bầu khí quyển của ta đã hấp thụ + khúc xạ + phản xạ một phần ánh sáng đến từ MT và các ngôi sao, khiến cho ánh sáng từ chúng bị suy yếu và nhiễu đi rất nhiều.

    Do vậy mà các đài thiên văn được đặt ở những vùng thôn quê, đồi cao, sa mạc là để tránh không khí khói bụi, ẩm thấp. Bầu trời những vùng đó quang đãng hơn giúp cho người ta quan sát bầu trời dễ dàng và chính xác hơn.

    2. Có sao chứ. Áp suất không khí trong các mạch máu, trong phổi, áp suất máu v.v.. các loại áp suất nội tại trong cơ thể sẽ không còn được cân bằng bởi môi trường nữa, khi bên ngoài áp suất bằng 0. Lồng ngực sẽ căng ra, các mạch máu cũng căng ra, các mao mạch nhỏ thì vỡ vụn ra, và đương nhiên là chết.

    Thứ hai là các loại bức xạ vũ trụ (tia hồng ngoại, tử ngoại, ánh sáng khả kiến, tia Rơn ghen, tia Gamma) sẽ đốt cháy cơ thể chẳng mấy chốc. Năng lượng bức xạ mặt trời đo được là 1.4 KW/ m2, nếu diện tích hứng nắng của cơ thể là 0.5 m2 thì sẽ nhận được 700W bức xạ mặt trời mỗi giây. Lớp da ngoài của bạn sẽ cháy thành than ngay sau vài giây, khi nhiệt đó vẫn chưa kịp truyền vào các lớp thịt sâu bên trong. Rồi chẳng bao lâu sau, bạn sẽ "bay hơi" hoàn toàn vào trong vũ trụ mênh mông, không biết có nguyên tử nào của cơ thể bạn đang đi ngao du khắp vũ trụ sẽ gặp được Chúa trời chăng?

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •