-
03-13-2010, 02:56 AM #11
Junior Member
- Ngày tham gia
- Nov 2015
- Bài viết
- 0
Gửi bởi Thiên Lang
-
03-13-2010, 03:14 AM #12
Junior Member
- Ngày tham gia
- Nov 2015
- Bài viết
- 0
Tiếp về Trái đất của chúng ta nè:
Cấu tạo của Trái Đất của chúng ta có thể phân chia ra 7 lớp: Khí quyển, thủy quyển, địa quyển, sinh quyển, thạch quyển, dung nham. Từ vỏ trái đất đi sâu dần về tâm, ta sẽ gặp lần lượt những cảnh như sau:
- cứ xuống sâu 30m thì nhiệt độ trung bình tăng lên 1 độ C (trừ lớp vỏ mỏng ngoài bề mặt chịu nhiều tác động nhiễu do nhiệt độ môi trường trên mặt đất).
- Lớp đất trồng có độ dầy rất mỏng, chỉ vài mét.
- Sau đó là lớp đất sét, hoặc đá ong, trầm tích.
- sâu hơn nữa ta sẽ gặp những lớp đá dầy và cứng.
- Giữa hai tầng trên hoặc nằm trong các tầng đó ta có thể bắt gặp các mạch nước ngầm, các mỏ than bùn hoặc than nâu, than đá Cácbon cao, mỏ dầu thô, các "túi khí" chứa khí thiên nhiên.
- Sâu dưới lớp thạch quyển rắn là hỗn hợp đá, kim loại, muối có nhiệt độ cao tới mức chảy lỏng ra, hòa vào nhau gọi là nham thạch. Nham thạch chuyển động thành dòng chảy trong lòng trái đất, là nguyên nhân gây ra các hiện tượng địa chất trên vỏ trái đất như núi lửa, động đất, tạo sơn, di chuyển các mảng địa chất v.v...
- Tiếp tục nữa là ruột Trái Đất, gồm toàn những kim loại nặng, có nhiệt độ rất cao (tới 5000 độ) nhưng không nóng chảy do chịu áp suất quá lớn từ các lớp phía trên đè xuống.
Khí quyển của chúng ta chính là nhân tố cực kỳ quan trọng để duy trì sự sống. Nước là nguyên nhân hình thành sự sống nhưng khí quyển mới duy trì. Bầu khí quyển dày của chúng ta có rất nhiều tác dụng: Làm suy yếu các bức xạ vũ trụ có hại, đốt cháy các thiên thạch nhỏ vô tình bay tới thăm chúng ta, tạo nên những sao băng cho chúng ta ngắm và khiếp sợ khi tưởng đó là những con rồng lửa. Nếu một hòn đá nhỏ 100 gam từ vũ trụ bay tới với vận tốc 50-100km/s mà không có bầu khí quyển để cản lại, nó sẽ công phá mặt đất với một sức mạnh tương đương một quả bom tạ thậm chí đến bom tấn. Chính do ma sát với bầu khí quyển mà hầu hết các hòn đá nhỏ đó đã cháy rụi hết và bay hơi trong khí quyển. Những thiên thạch to hơn, nặng hơn nữa sẽ không bị cháy hết và nó sẽ lao xuống Trái đất như những quả bom lớn, dù khối lượng của chúng chẳng hề đáng kể.
Khí quyển còn giữ cho nhiệt độ môi trường ổn định. Bạn biết không, nếu không có bầu khí quyển này thì ngay khi mặt trời mọc, đất đá sẽ rạn nứt ngay vì nhiệt độ lớp ngoài tăng quá cao và quá nhanh trong khi lớp trong chưa kịp nóng lên. Rồi khi khuất bóng mặt trời thì nhiệt độ sẽ giảm xuống thấp một cách thê thảm và nhanh chóng. Ở trên mặt trăng, nhiệt độ ban ngày lên tới 400 độ C, nhưng nửa giờ sau khi khuất bóng mặt trời thì nhiệt độ xuống -70, -80 độ nhanh chóng. Ngay trên dãy Hi Mã Lạp Sơn cao trên 5000m, không khí rất loãng, có vị Lạt Ma đã mô tả rằng khi ông cưỡi ngựa, hai cánh tay của ông bị nắng nóng đến mức da tróc ra từng mảng, nhưng chân ông ở dưới bụng ngựa không bị nắng thì lạnh cóng đến mức tê cứng. Bởi vì không khí quá loãng đã không thể tạo thành đối lưu để luân chuyển nhiệt độ từ vùng này sang vùng khác được. Hãy vui mừng vì chúng ta sống ở độ cao vài chục mét so với nước biển, không khí đủ đặc và dày để chênh lệch nhiệt độ khi được mặt trời chiếu và không được mặt trời chiếu không quá vài chục độ C.
-
03-13-2010, 04:52 AM #13
Junior Member
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 0
Bây giờ ta cùng nhau đi ra ngoài Trái Đất dạo chơi một chuyến nhá. Bần tăng là người hướng dẫn viên du lịch, đầu tiên xin giải thích cho các bạn mấy thuật ngữ đã:
- Năm ánh sáng: Là đơn vị đo khoảng cách trong vũ trụ, bằng quãng đường ánh sáng truyền đi được trong 1 năm.
- Venus: Sao Kim, chính là Sao hôm và sao Mai của ta đó. Khi chập tối và tảng sáng ta nhìn thấy hành tinh này rất to và sáng hơn hẳn những tinh tú khác. Vì vẻ đẹp đó của nó mà người ta đặt tên cho nó là thần Vệ nữ, hay chính là thần sắc đẹp Aphrodite trong thần thoại Hi Lạp.
- Mars: Sao Hỏa, người anh em của Trái Đất chúng ta. Nhưng Trái Đất là một hành tinh màu xanh hiền hòa thì sao Hỏa lại trơ trụi và đỏ rực, người ta nghĩ ngay đến ánh mắt vằn máu tàn khốc của vị thần Chiến tranh Mars, hay là Arex của Hi Lạp vậy.
- Jupiter: Đừng lầm nó với chiếc xe máy của bạn nhé, đó là Sao Mộc đấy, hành tinh lớn nhất trong hệ Mặt trời của chúng ta. Với đường kính lớn hơn Trái Đất 11 lần, sao Mộc to gấp 1300 lần Trái đất này. Vậy nên nó được đặt tên là Jupiter hay là thần Zues, chúa tể các vị thần đó.
- Saturn: Sao Thổ, Saturn chính là vị thần Thời gian, một trong những vị thần Titan. Và ngày thứ 7 của chúng ta (saturday) cũng là tên của vị thần này đó. Sao Thổ khá to và có một vành đai hẹp bao quanh nó, trông khá ngộ.
- Uranus: Thiên vương tinh. Lại một vị thần Titan nữa. Cái tên Uran còn được đặt cho một dãy núi lớn ở Đông Âu cũng như nguyên tố phóng xạ Urani đó các bạn.
- Neptune: Dầu ăn Neptune! Không phải đâu, đó là một hành tinh lớn trong hệ Mặt trời của chúng ta, tên là Hải Vương tinh. Hải Vương- thần biển Neptune hay là Posseidon, anh em của thần Zues, kẻ đã thù dai và hành hạ chàng Odixeus lênh đênh 20 năm sau khi đi đánh thành Troy mới về được nhà.
- Pluto: Là anh chàng to cao râu quai nón trong phim hoạt hình thủy thủ Popeye phải không? Đúng rồi, nhưng thực ra bần tăng muốn nói đến cái khác cơ. Pluto là Diêm Vương Tinh, hành tinh nhỏ bé, xa xôi nhất trong hệ Mặt trời. Thú vị nữa là hành tinh này không nằm trong mặt phẳng hoàng đạo, nó quay quanh Mặt trời trên một mặt phẳng quỹ đạo riêng. Pluto hay thần chết Hades chính là người cai quản địa ngục đó, ghê không?
Các bạn có thắc mắc gì không? Có à? Ừ, cái hành tinh nhỏ bé gọi là Thủy tinh sao không thấy nhà sư nói tên? Tại vì nhà sư quên tên nó xừ rồi, các bạn thông cảm nhé ^^! Mặt trời của chúng ta là thần ánh sáng Appolon, mặt trăng cũng có một cái tên rất đẹp mà ta cũng quên xừ mất rồi. Nhưng cái tên Latin của nó cũng rất đẹp: Luna. Nhà sư hay chơi Dota và rất khoái hero nữ xinh đẹp có cái tên Mặt trăng này, Luna Moonfang.
Bấy nhiêu đó, rồi, chúng ta cùng đi thăm hệ Mặt trời nào!....
-
03-13-2010, 05:09 AM #14
Junior Member
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 0
Gửi bởi SkeletonKing
Còn Pluto giờ cho vào thành viên của gia đình mặt trời e là không chính xác vì những phát hiện mới đây đã két kuận nó không nằm trong hệ mặt trời.
Nguồn socbay
Khoảng 2500 nhà khoa học đã họp mặt tại Praha, CH Séc và cùng thống nhất thông qua một thông cáo chung mang tính lịch sử hạ cấp các tiểu hành tinh ở xa xuống một thứ hạng thấp hơn.
Các nhà thiên văn học đã tranh luận rất lâu từ trước khi bỏ phiếu tán thành. Ảnh: BBC
Các nhà nghiên cứu đều thống nhất cho rằng sao Diêm Vương (Pluto) không đủ tiêu chuẩn để xác nhận quỹ đạo của nó trong Hệ Mặt trời như các hành tinh khác. Quyết định lịch sử này của Liên đoàn nghiên cứu Thiên văn Quốc tế (IAU) có nghĩa là giờ đây tất cả các sách giáo khoa và tài liệu nghiên cứu sẽ chỉ miêu tả hệ mặt trời với 8 hành tinh còn lại mà thôi.
Sao Diêm Vương được phát hiện ra bởi người Mỹ Clyde Tombaugh năm 1930 gìơ đây được xếp hạng"hành tinh thứ yếu". Mọi người đều nhận thấy rằng quyết định trên của IAU làm buồn lòng công luận, những người đã quen nhìn nhận Hệ Mặt trời với 9 hành tinh.
"Tôi đã trào nước mắt hôm nay, nhưng cuối cùng chúng tôi cũng phải thừa nhận Hệ Mặt trời đúng như là bản chất của nó chứ không phải như những gì chúng ta muốn.", giáo sư Iwan Williams, Chủ tịch IAU giãi bày. Ông cho biết các nhóm nghiên cứu phải mất hàng tháng trời để định nghĩa lại từ"hành tinh".
Thực ra, tư cách"hành tinh"của sao Diêm Vương đã là chủ đề tranh cãi trong nhiều năm qua do kích cỡ quá nhỏ so với 8 hành tinh truyền thống kia, với đường kính chỉ 2360 km.
Sơ đồ mới của Hệ Mặt trời. Ảnh : BBC
Trong khi đó các nhà khoa học lại thống nhất định nghĩa"hành tinh"với các tiêu trí tối thiểu sau:
phải nhất thiết có quỹ đạo quanh mặt trời
phải lớn đến mức có hình dáng gần tròn
quỹ đạo hoạt động phải phân định rõ ràng với các sao khác xung quanh
Chính phủ Mỹ sẽ có kế hoạch khám phá sao Diêm Vương và một sao khác tên là Kuiper Belt vào năm 2015.
-
03-13-2010, 06:07 AM #15
Junior Member
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 0
Nào chúng ta cùng đi thăm hệ mặt trời, sư Xương là hướng dẫn viên. Sư có cái tật là nói hơi dai một tí, mọi người cố chịu nhé:
Đầu tiên chúng ta thăm Mặt trời. Mặt trời là một ngôi sao đích thực các bạn ạ, còn những Sao thủy, sao Hỏa, sao kim v.v.. thực ra không phải là sao đâu. Người Tây họ phân biệt rõ lắm: Star, chỉ những thiên thể tự mình bốc cháy và tỏa năng lượng ra xung quanh, và Planet để chỉ những thiên thể quay quanh star và nhận năng lượng bức xạ của nó. Planet gốc Hi Lạp có nghĩa là "kẻ lang thang", bởi khi ta quan sát các planet như Mộc tinh, Hỏa tinh v.v.. ta thấy nó đang chuyển động trên một đường rồi đột ngột quay ngược trở lại. Tất nhiên sự quan sát đó phải kéo dài hàng tuần lễ, hàng tháng trời mới thấy nó quay ngược trở lại con đường nó đã đi chứ không hẳn là "đột ngột" đâu. Trái đất của chúng ta cũng là một hành tinh: green planet, một hành tinh xanh, êm dịu và hiền hòa.
Các bạn hỏi nhà sư: Tại sao Mặt trời lại tự bốc cháy? Cái gì đã cháy thế? Sư cho các bạn biết, sự cháy đó không giống như ngọn lửa thông thường mà các bạn hay đun nấu đâu, ngọn lửa đó cần có oxi. Nhưng mặt trời tự cháy mà chẳng cần đến oxi: nó là khí Hidro bị bóc trần trụi ra thành plasma, tức là hạt nhân và electron không còn ở chung trong nguyên tử nữa, chúng hầu như chuyển động tự do và hỗn loạn. Ở nhiệt độ rất cao, các nguyên tử Hidro đó kết hợp với nhau tạo thành nguyên tử Heli, cái này gọi là phản ứng nhiệt hạch. Phản ứng này tỏa ra rất nhiều nhiệt, vừa để duy trì các phản ứng tiếp theo lại vừa bức xạ ra khắp nơi xung quanh.
Bạn thốt lên: Hẳn Mặt trời phải nóng lắm! Đúng vậy, trên bề mặt của Mặt trời người ta đo được nhiệt độ tới 6000 độ K, còn tại tâm Mặt trời thì lên tới những 15 triệu độ cơ. Bạn thắc mắc, làm sao mà ta đo được nhiệt độ cao như thế? có ai lên Mặt trời để đặt nhiệt kế ư? Sư Xương cười: Không đâu, họ đo từ Trái Đất đó bạn. Cuối thế kỷ 19 người ta đã phát hiện ra một phương pháp, gọi là đo quang phổ. Các nhà Vật lý cho biết rằng nhiệt độ cao thế này thì sẽ cho quang phổ như thế này, nhiệt độ thế kia thì cho quang phổ như thế kia. Với chiếc máy phân tích Quang phổ, họ thu được chính xác quang phổ ánh sáng mặt trời, do đó mà họ biết được bề mặt nó nóng bao nhiêu độ. Còn nhiệt độ tại tâm Mặt trời thì phải dùng phép tính... xin lỗi các bạn sư Xương không đưa ra phép tính đâu, vì bạn sẽ lại hỏi, làm sao có phép tính đó, chứng minh phép tính đó v.v...
Bạn lại hỏi: thế Mặt trời sẽ cháy mãi thế ư? Không đâu, khi nó cháy hết Hidro thì nó sẽ không sáng, không nóng như vậy nữa. Lúc đó sẽ là phản ứng khác: phản ứng nhiệt hạch kết hợp các nguyên tử Heli thành Cácbon. Nhưng lúc đó chúng ta đã không còn nhận được đủ nhiệt và ánh sáng từ Mặt trời nữa rồi.
Sư Xương nhớ lắm, lúc còn bé sư hay được nghe trẻ con hát về ông mặt trời, thấy ông rất dễ thương và gần gũi. Không dễ thương và gần gũi với chúng ta sao được nhỉ các bạn?
-
03-13-2010, 11:50 AM #16
Junior Member
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 0
Quan sát bầu trời
Hiện nay đương là tháng 3, Mùa xuân, ko thuận tiện lắm cho việc quan sát, nhưng thực tế bầu trời thời gian này rất thú vị, vì bạn có thể ngắm được cả những chòm sao nổi bật của cả mùa đông lẫn mùa hạ.
Khoảng 6h, 6 ruỡi tối khi Mặt trời sắp sửa lặn đằng Đông thì 1 số ngôi sao đang mọc lên đằng Đông. Nhìn về chính Đông, bạn có thể bắt gặp 1 dãy 3 ngôi sao sáng thẳng hàng song song với mặt đất. Ngôi sao màu đỏ chính là Hỏa tinh, hay vị thần chiến tranh Mars của người Hi Lạp. Từ đó sang phải, theo thứ tự là Procryon, và Sirius (Trái tim của chòm Thiên Lang, ngôi sao sáng nhất trên trời, nếu ko kể các hành tinh).
Nối Pocryon và Sirius lại, tìm trung điểm, kẻ đường cao lên phía trên, bạn sẽ gặp 1 ngôi sao sáng cũng màu đỏ, đó là Betelgeuse, hay còn gọi là Lạp hộ Alpha (sáng nhất của chòm Lạp hộ). Tam giác cân bạn vừa nối được thường hay được nhắc đến với tên gọi Tam giác mùa Đông. Và bạn hãy thử đảo mắt tìm còm Lạp hộ xem, nó rất đặc trưng dễ thấy, và là 1 trong những đặc trưng của bầu trời mùa Đông đấy.
Vào tầm 8h tối, ban nhìn lên hướng Đông Bắc sẽ bắt gặp Cái gầu sòng, Bắc đẩu hay người Phương Tây gọi là Con gấu lớn. Lúc này ở chân trời phía Đông đã mọc 1 ngôi sao, thực ra ko phải là sao, nó chỉ là 1 hành tinh, Thổ.
1 giờ khuya, ở nông thôn lúc này mới có thể quan sát được chòm Nam thập tự, bởi nó treo rất sát trên chân trời hướng Nam. Từ chòm Nam thập, nhìn sang bên trái 1 chút bạn sẽ thấy 2 ngôi sao sáng là Hadar và Rigil Kent, cái cẳng chân của con Nhân mã. Khu vực bạn đang nhìn đây chính là vùng tâm của Ngân hà.
Giờ là 4h sáng, ở đằng Đông có thể nhìn thấy Tam giác mùa hè đã mọc lên khá cao. Ngôi sao trên cao nhất chính là Chức Nữ, Vega. Ngôi sao phía bên tay phải nó là Ngưu Lang, Altair, và đỉnh còn lại của tam giác là bến đò trời Thiên Tân, Deneb, nơi tương truyền 2 anh chị thường gặp nhau để "tình củm" vào tháng 7 âm mỗi năm.
Ủa, bạn còn thức đáy ư? Con cái nhà ai mà đêm hôm khuya khoắt còn lang thang thế này?
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Dữ liệu trên lấy từ bầu trời Hà Nội, nhưng chắc ở các địa phương khác cũng ko có nhiều khác biệt.
-
03-13-2010, 02:46 PM #17
Junior Member
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 0
Các hành tinh lùn(tiểu hành tinh)trong hệ mặt trời:
Hành tinh lùn là một khái niệm trong việc phân loại các thiên thể trong Hệ Mặt Trời của Hiệp hội Thiên văn Quốc tế vào ngày 24 tháng 8 năm 2006. Nhiều sách báo của Việt Nam dịch không đúng thuật ngữ này từ tiếng Anh khi gọi đây là tiểu hành tinh, một thuật ngữ đã được dùng từ lâu để dịch chữ asteroid trong tiếng Anh.
Theo định nghĩa này, các hành tinh lùn:
* có quỹ đạo quanh Mặt Trời
* có khối lượng đủ lớn để trọng trường của chính nó thắng lực vật rắn, tạo nên hình dạng cân bằng thủy tĩnh (gần hình cầu)
* "có vật thể có khối lượng đáng kể khác" ở gần quỹ đạo của nó
* không phải là vệ tinh tự nhiên của một hành tinh, hay các vật thể khác trong hệ Mặt Trời.
Cũng theo định nghĩa 24 tháng 8 năm 2006 của Hiệp hội Thiên văn Quốc tế, mọi vật thể trong hệ Mặt Trời (ngoại trừ Mặt Trời) được phân vào một trong ba thể loại là hành tinh, hành tinh lùn và vật thể nhỏ trong Hệ Mặt Trời.
Theo xếp loại mới này, Diêm Vương Tinh không còn là một hành tinh, mà là một hành tinh lùn. Cũng theo xếp loại này, trong số các tiểu hành tinh, Ceres nay là một hành tinh lùn; trong khi đa số các tiểu hành tinh còn lại là thiên thể nhỏ trong Hệ Mặt Trời.
-
03-13-2010, 02:48 PM #18
Junior Member
- Ngày tham gia
- Nov 2015
- Bài viết
- 0
Sao Diêm Vương, cũng được định danh 134340 Pluto là hành tinh lùn lớn thứ hai đã được biết trong Hệ Mặt Trời (sau Eris) và là vật thể lớn thứ mười được quan sát trực tiếp thấy bay quanh Mặt Trời. Trước kia nó được xếp hạng là một hành tinh, Sao Diêm Vương hiện được coi là thành viên lớn nhất của một vùng riêng biệt được gọi là Vành đai Kuiper Tương tự như các thành viên khác của vành đai này, nó chủ yếu gồm đá và băng và thường có kích thước khá nhỏ: xấp xỉ một phần năm khối lượng Mặt Trăng của Trái Đất và một phần ba thể tích. Sao Diêm Vương có quỹ đạo có độ lệch tâm lớn và rất nghiêng. Độ lệch tâm khiến nó có thể có khoảng cách từ 30 tới 49 AU (4.4—7.4 tỷ km) từ Mặt Trời, nên thỉnh thoảng Sao Diêm Vương ở gần Mặt Trời hơn Sao Hải Vương. Sao Diêm Vương và vệ tinh lớn nhất của nó, Charon, thường được coi là một Hệ đôi bởi trung tâm khối lượng của các quỹ đạo của chúng không nằm trong bất kỳ một vật thể nào.Liên đoàn Thiên văn học Quốc tế (IAU) vẫn chưa chính thức hoá một định nghĩa cho các hệ hành tinh lùn đôi, và cho tới khi họ thông qua một quyết định như vậy, Charon vẫn được xếp hạng là một vệ tinh của Sao Diêm Vương. Sao Diêm Vương cũng có hai vệ tinh nhỏ hơn khác là Nix và Hydra, được khám phá năm 2005.
Từ khi được phát hiện năm 1930 cho tới tận năm 2006, Sao Diêm Vương vẫn được tính là hành tinh thứ chín của Hệ Mặt Trời. Tuy nhiên, cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21, nhiều vật thể tương tự Sao Diêm Vương đã được phát hiện ở phía ngoài Hệ Mặt Trời, đáng chú ý nhất là vật thể đĩa phân tán Eris, có khối lượng lớn hơn Sao Diêm Vương 27%.Ngày 24 tháng 8 năm 2006 Liên đoàn Thiên văn Quốc tế đã lần đầu tiên định nghĩa "hành tinh". Định nghĩa này không bao gồm Sao Diêm Vương, nó bị Liên đoàn Thiên văn Quốc tế xếp loại lại như một thành viên của loại mới là các hành tinh lùn cùng với Eris và Ceres. Sau khi được tái xếp hạng, Sao Diêm Vương được thêm vào danh sách các tiểu hành tinh và được trao số 134340.Một số nhà khoa học vẫn cho rằng nó cần được xếp vào nhóm hành tinh.
-
03-13-2010, 02:49 PM #19
Junior Member
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 0
Ceres là hành tinh lùn nhỏ nhất được biết trong Hệ Mặt Trời và là hành tinh lùn duy nhất trong vành đai tiểu hành tinh chính ở khoảng giữa Sao Mộc và Sao Hỏa. Nó được phát hiện vào ngày 1 tháng 1 năm 1801 bởi Giuseppe Piazzi, và được đặt tên theo nữ thần La Mã Ceres—nữ thần của cây cỏ, mùa màng và tình mẫu tử.
Với đường kính khoảng 950 km, Ceres là thiên thể lớn nhất và nặng nhất trong vành đai tiểu hành tinh, và chứa khoảng 1/3 tổng khối lượng của vành đai[16]. Các quan sát gần đây đã cho thấy Ceres có hình cầu, không như các thiên thể nhỏ hơn với các hình dạng không đều. Bề mặt của Ceres có lẽ cấu tạo bởi hỗn hợp của băng và nhiều loại khoáng vật ngậm nước như các cacbonat và đất sét.
-
03-13-2010, 02:50 PM #20
Junior Member
- Ngày tham gia
- Dec 2015
- Bài viết
- 0
136199 Eris (trước đây được gọi là 2003 UB313) là hành tinh lùn lớn nhất trong Thái Dương hệ và là thiên thể thứ chín quay quanh Mặt Trời (tính theo khoảng cách, không kể vành đai Kuiper và các mặt trăng). Đầu tiên, Eris được nhận diện là thiên thể ngoài Hải Vương tinh (TNO) mà các nhà thiên văn California tại đài thiên văn trên đỉnh Palomar miêu tả là "lớn hơn rõ rệt" so với hành tinh Diêm Vương. Thiên thể này được các nhà phát hiện, NASA và một số phương tiện thông tin đại chúng coi là hành tinh thứ mười, nhưng vẫn chưa rõ ràng là nó sẽ được chấp nhận rộng rãi như là một hành tinh mới hay không. Nó có ít nhất một vệ tinh, điều này sẽ cho phép các nhà điều tra đo đạc khối lượng của hệ thống này.
Tên gọi chính thức của thiên thể này vẫn chưa có, mặc dù các nhà phát hiện ra nó đã đề nghị tên có thể cho nó tới Hiệp hội thiên văn quốc tế (IAU), là cơ quan xem xét các quy ước đặt tên thiên văn. Tuyên bố cho rằng 2003 UB313 đã được đặt tên là 'Xena' hay 'Lila' là không chính xác; cả hai tên gọi này đã được các nhà phát hiện sử dụng một cách thân mật nhưng chẳng có tên nào trong chúng đã được đệ trình tới IAU. Quy tắc để đặt tên cho 2003 UB313 hiện nay bị trì hoãn phụ thuộc vào các quyết định có nên phổ biến định nghĩa thuật ngữ 'hành tinh' một cách hình thức hay không và địa vị của thiên thể này theo định nghĩa như thế nào.
Tên gọi Eris được đặt theo tên của vị thần xung đột trong thần thoại Hy Lạp, người đã gây ra cuộc chiến thành Troia.
Đường kính của 2003 UB313 là chưa xác định, nhưng các quan sát gần đây bởi kính thiên văn vũ trụ Spitzer có thể sẽ cho phép xác định kích thước cực đại sớm. Hiện tại, người ta ước tính nó dao động trong khoảng từ 2.390 km đến 5.000 km hoặc lớn hơn. Các quan sát đầu tiên cho thấy mêtan đóng băng có trên bề mặt thiên thể này. Điều này cho thấy 2003 UB313 giống với Diêm Vương Tinh hơn là các hành tinh nhỏ khác đã phát hiện ra trước đây ở rìa ngoài của hệ Mặt Trời.
Các quan sát tiếp theo vào tháng 10 năm 2005 phát hiện ra là thiên thể này có vệ tinh, S/2005 (2003 UB313) 1, có tên thân mật là "Gabrielle". Các nhà khoa học có kế hoạch sử dụng thông tin này để xác định khối lượng của 2003 UB313.
Có một số nhà khoa học còn cho rằng Eris có thể thay thế Diêm Vương Tinh để làm cho hệ Mặt Trời trở về con số 9 xinh đẹp.
Thống kê mẹo để lựa bao cao su siêu mỏng phù hợp cho các anh Xem xét kích tấc và hình dáng của bạn. Bao cao su mỏng nhất của Nhật có nhiều kích cỡ và hình dáng khác nhau. Điều quan yếu là chọn bao...
Tổng hợp phương pháp để chọn condom siêu mỏng phù hợp cho các anh