Trang 8 của 12 Đầu tiênĐầu tiên ... 678910 ... CuốiCuối
Kết quả 71 đến 80 của 115
  1. #71
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0

    Còn vụ SGK lịch sử Việt Nam, bác không đưa ra thì tôi không tin thôi, thiệt bác chứ tôi vốn không tin thì sao đi chịu tìm mấy cái không có. Mà có cũng còn tùy sách nào nữa, còn phải kiểm tra lại mấy nguồn, nói chung phải đợi bác bổ sung trước.
    cái này là gingerbread tự mình thừa nhận là mình không biết gì đấy nhé. Đã không biết thì không nên nói chứ?
    SGK lịch sử lớp 12 có nói rất rõ đến nền kinh tế Soviet thời kỳ thịnh vượng và thời kỳ bắt đầu khủng hoảng. Nếu cách thức tổ chức sản xuất kiểu bao cấp hay hơn kinh tế thị trường thì tại sao lại lâm vào khủng hoảng trầm trọng đến mức phải sụp đổ? câu trả lời cũng nằm trong sgk luôn: do nóng vội, đốt giai đoạn, điều kiện kinh tế chưa đạt đến mức có thể ứng dụng phương thức sản xuất XHCN mà đã vội bỏ qua phương thức sản xuất TBCN [IMG]images/smilies/71.gif[/IMG]

    Còn vụ người dân chưa chắc chịu chia sẻ thì cũng chưa chắc bảo đảm điều đó sẽ xảy ra.
    Đã xảy ra rồi. Việt Nam năm 1975-1986.
    wiwi đoán gingerbread chưa bao giờ nghe ai kể về chuyện thời bao cấp?

    Nếu XHCN và KT theo BC thành công, ai cũng sống tốt thì há chi phải cố cướp thêm mấy miếng ăn. Nếu không sợ XHBC thất bại, cố trữ tài sản thì ai cần cả chục căn nhà, vài chục mẫu đất, vàng bạc làm gì. Để đó mà cũng mốc ra thì cũng bằng không.
    Cơ bản nếu không có biến, bị ảnh hưởng từ bên ngoài thì XHBC nếu thành công tiến chậm mà chắc. Và không có đỉnh cao, bởi con người cứ thế mà sống tốt hơn.
    Ví dụ của bác CaoCao cũng là một ví dụ hay của XHBC và XHTB (mong là tôi hiểu đúng nghĩa của ví dụ này )
    gingerbread nói chuyện thiếu thuyết phục quá. Cái gì mà "vì BC thất bại nên mới thế, BC thành công thì đã khác"? có cảm thấy tự mình đang ngụy biện không? BC giả sử một ngày nào đó nó thành công thì nó cũng là BC number 2, không phải là BC number 1 như hồi năm 1975-1986. Sự vật hiện tượng luôn biến đổi và phát triển, sao lại đồng nhất hình thức như vậy?

    òn XHTB mà thành công thì đến như Úc là cao lắm rồi, chẳng cải thiện thêm được nữa. Khác chi sau này là khoảng cách giàu nghèo thay đổi , hoặc lại thêm mấy cuộc nổi loạn giành chính quyền, rồi lại sửa đi , sửa lại xã hội thôi.
    xã hội Bắc Âu mới là kiểu mẫu chứ. Lương thủ tướng tương đương lương công nhân. Y tế, giáo dục miễn phí đến sau đại học. Mức sống cao vào hàng top thế giới, xã hội hầu như không có người nghèo vì thu nhập có chỉ số quân bình hàng đầu thế giới. Không biết Úc thì thế nào?

    gingerbread tham khảo thêm:
    http://en.wikipedia.org/wiki/Sweden
    http://en.wikipedia.org/wiki/Norway
    http://en.wikipedia.org/wiki/Finland
    http://en.wikipedia.org/wiki/Denmark

  2. #72
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Hê hê vụ sách giáo khoa biết sao được, chẳng lẽ ta ngoài mua một cuốn để đọc lại. Nếu tiện tay nói thì đưa bằng chứng luôn chứ [IMG]images/smilies/4.gif[/IMG]. À mà không chú ý nhờ bác wiwi dẫn chứng thì càng chứng minh KTBC ở Liên Xô thất bại do nóng vội , đốt nóng giai đoạn và chắc một vài nguyên nhân khác mà có thể tôi đã nhắc tới. Đấy bác darichuu thua nhé.

    Còn vụ Việt Nam hồi thời kì bao cấp thì tôi cũng được kể chứ. Nhưng có điều khác với nhiều bác ở đây nói thôi. Còn vụ chia sẻ thì tôi đâu bảo "chắc chắn" tôi cũng bảo chưa chắc mà. Có ngồi cãi nhau ở trên về vấn đề lịch sử không thể quyết định tính khách quan của việc XHBC có thể tồn tại không, có gì bác đọc lại , tôi đỡ phải đánh máy lần nữa.

    Còn cái vụ "bao cấp lần 1 hay lần 2 " thì tại chủ đề đâu có hỏi "tại sao kinh tế bao cấp những năm 1975 ở Việt Nam thất bại" đâu. Chỉ hỏi là tại sao kinh tế bao cấp thất bại thôi. Chính vì vậy mới đang cãi nhau về điểm lợi điểm hại của kinh tế bao cấp đấy chứ.

    Cuối cùng cái vụ kinh tế châu Âu thì tôi không rõ ràng như Úc. Nhưng tôi chắc chắn nền kinh tế thị trường tư bản của Úc không thể lên được nữa ( có thì cũng nhỏ giọt thôi). Cũng y tế, giáo dục được nhà nước giúp đỡ nhiều, tiền học phí hay viện phí cũng không đáng mấy. Lương nghe nói bình quân cũng cao. Có điều thuế 49% thui (hình như cho thu nhập trên 100k hay 200k sao ấy, không nhớ rõ ). Người nghèo cũng không thiếu còn kẻ phải vay tiền nhà nước để mua nhà thì khỏi nói, nói chung vậy mà so với một số nơi ở Mỹ là có mức dân sống cao hơn rồi đó [IMG]images/smilies/10.gif[/IMG]

    Sửa: bác wiwi post 2 bài, không chú ý, đây là bài thứ nhất.
    Cái vụ Nhật thì thằng nào đầu tư chả được. Miễn sao có thằng đầu tư chứ nó không tự lên là được rồi [IMG]images/smilies/4.gif[/IMG]
    Anh thì dù mặc dù quyền hành pháp, lập pháp và tư pháp đều trong các cơ quan quyền lực dân cử, trực tiếp hay gián tiếp nhưng đến khi ban hành thì vẫn cần sự đồng ý của nữ hoàng ( cái bà này cũng hơi bù nhìn nên không ảnh hưởng mấy). Nhưng nếu bả bảo nhất quyết bảo không thì chẳng lẽ ép bả nhuờng ngôi? Người dân sao đồng tình được. Với lại vua chúa Anh trước giờ cũng bị ảnh hưởng quốc hội tôn giáo cấm tụng đủ điều chứ đâu như vua bên mình, con trời, làm gì cũng được. Quyền hạn của bả vậy là cao rồi.

    Còn hồi đó tôi không nghĩ có bác nào được Liên Xô tập trung chăm sóc như Mỹ. Tại hồi chiến tranh lạnh đổ tiền vào nghiên cứu là mệt rồi. Sau thì lại xích mích với Trung Quốc. Còn mấy nước tư bản ngoại trừ được ủng hộ từ Mỹ (Nhật, Hàn Quốc và có thể Đài Loan) ra , Úc , Thái Lan và Canada không có nước nào bị chiến tranh phá hoại cả. Có mỗi Singapore là ngoại lệ nhưng có điều cách nào Sing phất lên lẹ vậy thì hình như do chạy theo hướng phát triển du lịch nên mới có nhiều đầu tư để xây lại đất nước ( cái này chỉ có thể áp dụng trong 1 nước nhỏ như Singapore mới hiệu quả. Còn giống đã nói trên Indo, Lao, Cambodia so với Việt Nam đâu có đáng kể. Một số nước ở Nam Mỹ và hình như Nam Phy nữa hay sao ấy.

    Cái vụ XHBC và XHTB, về tiềm năng và con người thì có nói ở trên, bác rảnh thì đọc lại giùm [IMG]images/smilies/1.gif[/IMG] (đỡ phải đánh lại) Còn cái vụ công bằng, tôi cũng có nói XHTB, tài năng chỉ là một phần, may mắn chụp được cơ hội mới quan trọng . ( cũng có ghi ở mấy bài trước) Sự không công bằng ở XHTB còn cao hơn gấp chục lần.

    Còn tại sao đảng và nhà nước thay đổi XHBC thì bởi vì còn tùy thời điểm mà từng kiểu KTXN sẽ hoạt động tốt hơn. Dưới thời cấm vận rồi chiến tranh các kiểu ( trong wikipedia có nhắc sau 1979 mới hết), ảnh hưởng của bạo động và một phần của người dân miền Nam phản đối chê độ mới, rồi sự thiếu kém nhân tài trong bộ máy nhà nước sau chiến tranh, trí thức của người dân về XHBC và đảng..... và 1001 lí do khác. Đâu nhất thiết là do XHBC kém ưu viêt mới đổi đâu.

    Câu cuối thì hình như bác đang chửi XHTB, tôi đồng tình với bác [IMG]images/smilies/4.gif[/IMG]

  3. #73
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0

    Hê hê vụ sách giáo khoa biết sao được, chẳng lẽ ta ngoài mua một cuốn để đọc lại. Nếu tiện tay nói thì đưa bằng chứng luôn chứ . À mà không chú ý nhờ bác wiwi dẫn chứng thì càng chứng minh KTBC ở Liên Xô thất bại do nóng vội , đốt nóng giai đoạn và chắc một vài nguyên nhân khác mà có thể tôi đã nhắc tới. Đấy bác darichuu thua nhé.
    SGK lịch sử lớp 12 tập 1 cuối trang 15, nếu bác ngại đọc thì để tôi nói đại ý: hàng hóa sản xuất chất lượng thấp, phải nhập khẩu máy móc tinh vi của phương Tây, đời sống người dân thấp hơn rất nhiều so với phương Tây.
    Sao nào darrichu sai cái gì hả

    Theo XHTB thằng giàu mới có bác sĩ riêng chứ mấy đứa nghèo có chuyện cũng phải tự ra bệnh viện thôi. Ví dụ cũ cho nó cụ thể , Cambodia cũng là XHTB đó, khéo y tế thua nước mình xa (mong mấy bác nào có người quen là Cambodia thông cảm, danh dự đất nước vẫn là hàng đầu cho tôi )

    Hề hề còn ví dụ của tôi thì ít nhiếu cũng 80-90% đúng. Chắc chắn chẳng nước nào chế ra truyện để đi chửi bản thân cả.
    bác ko đọc kĩ bài tôi à, bất kì người nào cũng đều có 1 bác sĩ riêng
    Còn ví dụ của bác thì tôi cho là 100% là sai, cứ nhìn bọn Mỹ thì biết, người thì to, dân Nhật cũng thế, trước kia bị gọi là lùn nhưng theo TB 1 cái người dân cao to hẳn ra.
    Cam thì tôi đã nói rồi, nó đâu phải là 100% tư bản, nó chẳng phải tư bản thì bác dựa vào cái gì mà bảo tư bản có y tế kém.

    Còn vụ người dân chưa chắc chịu chia sẻ thì cũng chưa chắc bảo đảm điều đó sẽ xảy ra. Nếu XHCN và KT theo BC thành công, ai cũng sống tốt thì há chi phải cố cướp thêm mấy miếng ăn. Nếu không sợ XHBC thất bại, cố trữ tài sản thì ai cần cả chục căn nhà, vài chục mẫu đất, vàng bạc làm gì. Để đó mà cũng mốc ra thì cũng bằng không.
    Cơ bản nếu không có biến, bị ảnh hưởng từ bên ngoài thì XHBC nếu thành công tiến chậm mà chắc. Và không có đỉnh cao, bởi con người cứ thế mà sống tốt hơn. Còn XHTB mà thành công thì đến như Úc là cao lắm rồi, chẳng cải thiện thêm được nữa. Khác chi sau này là khoảng cách giàu nghèo thay đổi , hoặc lại thêm mấy cuộc nổi loạn giành chính quyền, rồi lại sửa đi , sửa lại xã hội thôi.
    Bác làm cách nào để tiêu diệt đc lòng tham của con người, sự ghen ghét, đố kị những thứ ngay từ khi sinh ra đã có ?

  4. #74
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi darrichu
    bất kì người nào cũng đều có 1 bác sĩ riêng
    Trời ở đâu mà sướng thế tôi sống ở Australia gần chục năm nay toàn phải đến phòng mạch tư nhân thôi không giám đến bệnh viện vì sợ tốn tiền. Không biết có phải bởi Australia không phải là một nước tư bản hay không nhưng ở đây có vẻ không xướng như các bác tả, chắc bởi tôi không biết năm lấy thời cơ như các bác nói, Chứ đến bây giờ sự nghiệp vân chưa có gì, hầu hết những người Việt tôi quen nếu không ăn tiền thất nghiệp thì cũng làm chui chốn thuế để được liệt vào low income cho đỡ phải đóng thuế, công nhận cũng có nhiều đứa lăm tiền kiếm được triệu đồng mỗi năm, chứ cỡ tôi thì dưỡc chục ngàn năm là tốt lắm rồi, đi thì cũng chỉ giám đi chợ Việt là cùng chứ đụng dến mấy cái super market thì chỉ có mà sạc nghiệp. Vậy mà bên này còn đỡ hơn so với bên Usa nghe mấy người quen kể bên đó nếu thất nghiệp nó chẳn cho tiền ma tiêu đâu chỉ cho phiếu sau đó đi đổi lấy đồ ăn.

    Còn cái gọi là cạnh tranh thì chỉ thấy có mấy cái đảng dấu đá vơi nhau để giành quyền lực hay mấy công ty lớn tranh giành khách hàng chứ người bình thường như tôi thì lo nuôi bản thân thôi đã đủ mệt rồi còn có thời gian cạnh tranh với ai.

  5. #75
    Ngày tham gia
    Dec 2015
    Bài viết
    0

    Nói thật nếu bác nói vậy thì thế giới cứ đứa nào khoác lên cái áo Tư Bản thì đời sống nhân dân sẽ tốt hơn chắc, nếu thật sự đường lối chính trị quyết định hầu hết? Đâu phải cứ XHTB là giàu, thiếu gì thằng theo XHTB mà nghèo hơn Việt Nam. Câu này chắc chắn bác không thể giải thích được.
    Gingerbread đừng lầm lẫn giữa kinh tế tư bản (kinh tế thị trường) và xã hội tư bản nhé.
    Sol đang bảo vệ ở đây là nền kinh tế thị trường chứ không bảo vệ xã hội tư bản. Thực tế là có 1 số quốc gia vẫn áp dụng nền kinh tế thị trường nhưng chính trị là Cộng sản chủ nghĩa (Việt Nam, Trung Quốc) hoặc xã hội là Xã hội chủ nghĩa (Bắc Âu).


    Anh Quốc: bác lấy được cái thông tin mà Nữ Hoàng không đồng ý thì "chính phủ trưng cầu dân chúng" đâu ra vậy. Úc phần lớn người dân muốn đổi cờ, tách riêng thành nước độc lập. Nếu không có nữ hoàng thì đã làm từ lâu. Nay phải đợi đến khi nữ hoàng chết mới có thể ra quyết định. Còn vụ người dân cứ không đồng ý thì nổi loạn cũng chẳng biết có xảy ra không. Chỉ biết Úc 66% người dân không ủng hộ chính phủ, có nổi loạn đâu. Còn tùy trường hợp nữa chứ. Nếu dân không đến mức chết đói thì dù chính phủ làm cái đần độn gì đi chăng nữa thì bất quả biểu tình thôi.
    Có theo dõi các cuộc trưng cầu dân ý gần đây của Úc và Canada không?
    Trưng cầu dân ý năm 1999 ở Úc về việc thành lập nền cộng hòa, 54.87%số cử tri bỏ phiếu chống lại việc Úc "sa thải" nữ hoàng để thành lập nền cộng hòa.
    (Website chính thức của chính phủ Australia)

    Còn ở Canada, chưa có 1 cuộc trưng cầu dân ý chính thức về vai trò của hoàng gia kể từ năm 1979, nhưng các cuộc thăm dò gần đây đều cho thấy phần lớn, từ 48%-79%, đồng ý duy trì nền quân chủ (ngay cả khi chỉ có 46% đồng ý, số không đông ý vẫn ít hơn, 37%, phần còn lại không quyết định).


    Hỏi thiệt bác tự hào bác đã kiếm được tài liệu "chính thức lẫn không chính thức, bên này chiến tuyến lẫn bên kia", vậy mời bác kể ra là bác lấy ở những đâu.
    Có 2 bộ phận chính:
    Sách báo tiếng Anh, nguồn Mỹ, Tây Âu.
    Sách báo tiếng Việt, nguồn Việt, Liên Xô, Trung.
    Còn nếu muốn Sol liệt kê tên sách, báo đầy đủ, chính xác thì xin đợi, vì Sol không thể nhớ hết các sách, báo, đề tài mình đã đọc. Như đã nói, Sol đọc từ nhiều nguồn, không phải chỉ có 1 nguồn, việc hỏi phải nhớ hết đó là điều không tưởng.


    Bác vẫn còn chưa trả lời vụ D-day nữa.
    Các truyền thuyết về D-Day Sol hoàn toàn không biết. Mong Gingerbread khai sáng với dẫn chứng cụ thể.


    Những kẻ không bỏ mấy công sức mà giàu: "bọn chủ của Youtube". Người ta đăng phim lên để share, mấy bác này hái tiền.
    Tức cười, vậy Youtube từ trên trời rơi xuống à?
    Nếu những người đó không nghĩ ra thì liệu có Youtube để người khác up film không?
    Tại sao trong 6 tỉ người không 1 ai nghĩ ra?


    Nhưng mà qua trò chuyện với Gingerbread mới nhận thấy ra 1 trong những nguyên nhân vì sao nền kinh tế bao cấp của Liên Xô cũng như các quốc gia XHCN khác thất bại:
    Không đánh giá đúng tầm quan trọng của sức sáng tạo cá nhân và hiệu quả sản xuất, kinh tế có thể tăng vượt bậc nhờ sự sáng tạo này[/b], mà chỉ cho rằng lao động (chân tay hay trí óc) theo 1 mô hình có sẵng là sẽ vươn lên được.



    Dưới thời bao cấp, thời cơ ở đâu để chụp. Nếu thật như bác kể những thằng mà lúc nào cũng mong có thời cơ để trốn đi hoặc mong có đứa khác làm việc nuôi. Đến hồi chết đói mà đổ chính phủ thì thật là nực cười. Cãi đi đâu, thực sự nếu vậy thì chết vì lười, vì tham chứ đổ ai. Mà câu của bác cũng chẳng có liên quan gì đến việc tôi nói ở trên hết. XHBC thời cơ không ảnh hưởng nhiều vào công sức, còn nếu không đổ công sức thì chết bởi không có hy vọng của thời cơ là chuyện bình thường.
    Còn sao công nghệ thông tin mỗi BillGates giàu: đâu phải không có lý do mà nó bị kiện là độc quyền. Trong 820 triệu dân mà bác kể trên kia, không có đứa nào giàu như Bill Gates. Đúng. Mấy đứa còn lại giàu thứ hai, thứ ba, không thằng nào giàu đúng y chang và ở vị trí thứ nhất như BillGates. Với lại ví dụ của bác chẳng chứng tỏ , tài năng và công sức bỏ ra không ảnh hưởng, còn thời cơ của những cá nhân này may mắn chụp được mới mang tiền đến cho họ sao?
    Đoạn này thực tình không hiểu ý Gingerbread muốn nói là gi.


    Vụ thiên nga, mời bác đi kiếm từng con để phân tích. Vừa nghiên cứu xong chỗ này, chỗ khác lại sẽ có con mới thôi mà chẳng bảo đảm con này sẽ cùng gene. Giống như XHCN, ngồi phân tích hết những nước này thì trong tương lai cũng sẽ có những nước khác, mà lúc đó sẽ chẳng chắc chắn là tiếp tục thất bại hay sẽ thành công. Vì vậy đưa ví dụ quá khứ chứng minh XHBC kém ưu việt là sai lầm.
    Vụ mặt trời. Hehe bác nếu học triết thì biết chỉ có tương lai và quá khứ, hiện tại chỉ là cái hiện ra 0.00000....00001 giây trong mắt bác thôi. Nói cách khác việc mặt trời mọc "hôm nay" là chuyện trong quá khứ, mà quá khứ gần chứ chẳng phải "hiện tại" như bác nói đâu. (còn nếu lúc 1 AM, thì là tương lai gần)
    Thứ nhất, chuyện kinh tế bao cấp sụp đổ là chuyện mới xảy ra. Từ đó đến nay con người chẳng có tiến bộ, thay đổi đáng kể nào cả. Do vậy có thể hoàn toàn coi là "ngày hôm nay."
    Thứ hai, đừng nói chuyện tương tai xa vời vào đây. Tương lai xa hoàn toàn không ai có thể nhìn thấy trước được. Trừ khi Gingerbread có thể chứng minh rằng trong tương lai xa kinh tế bao cấp sẽ không thất bại thì hãy nói tiếp.


    Ba Tư thắng trận, đặt bù nhìn lên. Thằng này về sau phản bội tấn công chiếm lại Ba Tư. Kết quả Ba tư vẫn là kẻ thắng trong trận chiến năm trước. Điều này xảy ra cũng được nè. À mà Ba Tư có phải thằng Persia không hả?
    Ba Tư chính là Persia.
    Còn việc thằng bù nhìn mà diệt được cả Ba Tư thì thằng đó chẳng thể gọi là bù nhìn. Hiểu chữ "bù nhìn" nghĩa là sao không?


    Haha vụ này thì về một mặt nào đó thôi. Còn nếu lúc đó bộ máy nhà nước có ai giống các bác cũng đưa lịch sự ra chứng minh thì ai sẽ lãnh đạo đổi sang KTBC bây giờ. Vậy nên tôi mới đang cố thuyết phục các bác nhìn khách quan. Mai này có ai may làm chủ tịnh nước thì còn biết thời cơ để nắm
    Người của tương lai sẽ lo việc của tương lại. Việc kinh tế bao cấp có thể thành công hay không đó là tương lai rất xa. Khi 1 chính sách thực sự đúng đắn, hợp thời, các thế lực bảo thủ có cố gắng đến đâu cũng thất bại mà thôi. Đó là quy luật tự nhiên của xã hội.
    Nhưng không có hiện tại sẽ không có tương lai. Và hiện tại, chính sách bao cấp là sai lầm. Các tư tưởng phục hưng chính sách bao cấp như của Gingerbread là sai lầm và sẽ đẩy nền kinh tế vào chỗ kiệt quệ và từ đó, dân chúng đói khổ và quốc gia trở thành miếng mồi cho các cường quốc..


    Đấu tranh và cạnh tranh là hai cái khác nhau, chắc chắn xã hội hồi kháng chiến chống Mỹ không hề có cạnh tranh. Chỉ có mục tiêu để vươn lên. Đó chính là lí do chúng ta thắng quân Mỹ, khi mà chúng chẳng chiến đấu vì một mục tiêu.
    Chúng ta chính là cạnh tranh với Mỹ để đoạt lấy trí óc và trái tim người dân đấy.
    Thứ hai, nếu nói về mặt kinh tế (vì mặt chính trị, quân sự, xã hội, việc tranh thủ lòng dân, là có sự cạnh tranh rõ rệt giữa 2 bên), đúng là không có cạnh tranh, chính vì vậy nền kinh tế VN Dân chủ Cộng hòa trước năm 1986 hết sức ì ạch. Các thành quả có được, cũng giống trường hợp nước Nga và Liên Xô, là do trước đó kinh tế VN còn nghèo nàn hơn nữa (nửa thuộc địa nửa phong kiến... có chế độ nào có thể tệ hơn nữa không [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG]).


    Nhà nước lúc nào mà chẳng nắm quyền chỉ đạo của kinh tế
    Nhà nước các nước Anglo-Saxon chỉ đóng vai trò điều tiết kinh tế, chứ không "nắm quyền chỉ đạo." Họ chỉ can thiệp mạnh khi kinh tế suy thoái và chỉ nhằm hạn chế tác hại của việc suy thoái chứ không ngăn chặn suy thoái (vì suy thoái là 1 phần tất nhiên).


    Còn kinh tế thị trường mà không có cạnh tranh sẽ bị thua kém cũng không có lý do cụ thể. Còn nếu bác đưa ví dụ thực tế trong quá khứ ra thì tôi cũng sẵn sàng đưa lý do cho bác xem (mà bác nhớ lấy ví dụ cụ thể một chút nhé. Nếu nói rõ vùng nào, thời gian nào thì tôi sẽ nói cho bác nghe)
    Đúng là ngay cả kinh tế thị trường không có cạnh tranh cũng suy thoái và sụp đổ: thử giải thích chính sách chống độc quyền của trùm tư bản là Mỹ xem? Theo lý thuyết thì cạnh tranh sẽ dẫn tới độc quyền. Vì sao Mỹ phải ra luật chống độc quyền?


    Hehe còn vụ kinh tế Việt Nam mặc dù nhiều điểm giống kinh tế tư bản, nhưng nhà nước vẫn là XHCN, đảng vẫn là đảng cộng sản , hướng đi chỉ có thể là hướng đi đổi mới bẻ từ hướng XHCN thôi, chứ không thể gọi chính thức là nền kinh tế thị trường tư bản như bác nói. Hơi lười chứ không kiếm ra so sánh cho bác coi. Nhìn giống vậy nhưng cái gốc ảnh hưởng từ chính trị và đảng cầm quyền làm cho nền kinh tế khác lắm(không xa như XHBC với XHTB nhưng cũng chẳng gần gũi gì).
    Xã hội VN đâu phải xã hội tư bản. Nhưng nền kinh tế VN chính là kinh tế thị trường.

    Còn nếu Gingerbread vẫn nghĩ kinh tế tư bản là nền kinh tế hoàn toàn nằm ngoài tầm với của chính phủ thì Gingerbread nên "update" lại kiến thức đi, vì quan niệm đó là cách đây cả trăm năm đấy, và nền kinh tế-xã hội đó đã tuyệt chủng từ cuộc đại khủng hoảng kinh tế rồi. Từ đầu thế kỉ 20, chính phủ Mỹ đã bắt đầu can thiệp vào kinh tế. Ngày nay kinh tế thị trường có rất nhiều biến thể khác nhau: rất tự do, như ở Mỹ (nhưng không hoàn toàn tự do, vẫn bị sự kiểm duyệt và điều tiết của chính phủ, dù các hoạt động này được hạn chế ở mức tối đa), tự do nhưng 1 số ngành về xã hội (sức khỏe) do chính phủ kiểm soát, như Anh, hoặc tự do nhưng các ngành chủ chốt do chính phủ kiểm soát như Pháp và Bắc Âu.
    Và biến thể ở Việt Nam, tên gọi chính thức là "kinh tế thị trường theo định hướng XHCN." Thể hiện ở sự tồn tại của 2 thứ:
    - Sở hữu tư nhân (bao gồm các công ty của nước ngoài lẫn trong nước).
    - Sự tồn tại của giá cả.


    Còn vụ Cambodia thì, hề, hề vẫn thua Việt Nam đó thôi. Chứng tỏ đâu phải theo XHTB thì giàu
    Đúng, nhưng theo kinh tế bao cấp thì chắc chắn nghèo.


    Cơ bản nếu không có biến, bị ảnh hưởng từ bên ngoài thì XHBC nếu thành công tiến chậm mà chắc.
    Và áp dụng kinh tế bao cấp vào thời điểm hiện tại hoặc trong tương lai gần là hấp tấp. Còn đến khi nào là thích hợp thì.... chưa thấy được.

    Cái này từ Wiwi:

    Vấn đề là khi 1 nhóm người sử dụng cần câu giỏi quá, bọn họ sẽ bắt được nhiều cá đến nỗi có thể đổi lấy toàn bộ số cần câu của những người còn lại. Những người đó cứ cho là kém đi, nhưng từ nay về sau họ còn cơ hội gì nữa? bình đẳng cơ hội gì cơ? chỉ là sự lừa phỉnh
    Chính vì vậy mới có luật chống độc quyền. Không có cái này thì CNTB đã xuống mồ như dự đoán của Mác rồi.

    Trở lại bài của Gingerbread về nền quân chủ Anh:

    Nhưng nếu bả bảo nhất quyết bảo không thì chẳng lẽ ép bả nhuờng ngôi? Người dân sao đồng tình được. Với lại vua chúa Anh trước giờ cũng bị ảnh hưởng quốc hội tôn giáo cấm tụng đủ điều chứ đâu như vua bên mình, con trời, làm gì cũng được. Quyền hạn của bả vậy là cao rồi.
    Dĩ nhiên nếu nữ hoàng Anh không làm theo ý dân Anh (đúng hơn là ý Nghị viện Anh, còn Nghị viện Anh có đại diện cho nhân dân không là 1 vấn đề tranh cãi khác) thì sẽ bị ép nhường ngôi. Trong lịch sử nền quân chủ lập hiến Anh có 2 vụ như vậy:
    - Như đã nói từ cách đây mấy bài: vua James II, vừa theo Công giáo (nước Anh theo Anh giáo), vừa muốn đoạt quyền lực, chống lại quốc hội Anh. Kết quả ông ta bị ép nhường ngôi và đày qua Pháp. Quốc hội đưa con rể ông ta là 1 lãnh đạo người Hà Lan (1 nước Cộng hòa, theo Tin Lành) lên ngôi.
    - Gần đây hơn, trước thế chiến thứ 2, vua Edward VIII đòi lấy 1 phụ nữ đã ly dị, người Mỹ làm vợ. Quốc hội nổi giận. Thủ tướng Stanley Baldwin vào gặp Edward "trình" lên 3 lựa chọn: từ bỏ cuộc hôn nhân đó, từ bỏ ngai vàng, hoặc cứ lấy vợ và giữ lấy ngai vàng rồi đối mặt với "hậu quả". Thủ tướng Úc, Nam Phi, Canada cũng lên tiếng phản đối tương tự. Kết quả là Edward phải từ ngai, nhường ngôi lại cho em mình.
    Xem ra hoàng đế Anh còn thiếu quyền tự do hơn dân thường. Hình ảnh về 1 hoàng đế hay nữ hoàng đầy quyền lực của đế quốc Anh chỉ còn tồn tại trong truyện cổ tích mà thôi.

    Một điểm sai nữa: quốc hội Anh nằm dưới quyền vua Anh cả thực tế lẫn lý thuyết. Còn nhớ vụ vua Henry III tống giam giáo chủ Công giáo để thành lập nhờ thờ Anh giáo chứ? Tức là quyền hạn của vua Anh cao hơn Giáo hội nhưng vẫn dưới Quốc hội, về thực tế.

    Note: Nam Phi và nhiều quốc gia Nam Mỹ giàu hơn Việt Nam và Đông Âu trước năm 1986. Indo, Phi đến giờ vẫn giàu hơn VN, mặc dù tốc độ phát triển kém hơn. Indo, Phi trước 1986 giàu hơn và phát triển nhanh hơn VN.

  6. #76
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Có mội vài điều tôi muốn nhắc lại lần cuối

    Thứ nhất: mục tiêu của tôi sau khi kết thúc cãi nhau ở đây là nhìn nhẫn rõ sự khác biệt giữa XHBC và XHTB, thấy rõ điểm mạnh , điểm hại từng thời điểm để nếu trong tương lai, có cơ hội thì sẽ áp dụng XHBC. Tôi không nói các bác thay đổi xã hội bao cấp trong thời đại hiện giờ.

    Thứ hai:Những ví dụ về XHBC thất bại trong quá khứ luôn có ảnh hưởng tiêu cực từ nội bộ hay bên ngoài; nên nếu dùng nó để phân tích khả năng thành công của XHBC là kém khách quan. Chưa kể ảnh hưởng từ nguồn thông tin chính nó vốn đã không thể bảo đảm khách quan rồi

    Thứ ba: ĐỪNG giải thích một vấn đề bằng: "XHBC là chắc chắn nghèo" , hoặc "XHBC chắc chắn kém ưu việt hơn XHTB", bởi vậy khác nào khẳng định câu trả lời của chủ đề này. Nếu dùng kết quả cho chủ đề để chứng minh cho một lý luận sử dụng nhằm dẫn tới cái kết quả đó của chủ đề; thì sao tranh cãi được.

    Cuối cùng: Sao chưa thấy ai đưa ra ít nhiều điểm manh của XHBC vậy? Hay không ai tin tưởng vào tính khách quan của bản thân để làm chuyện này? Mấy bác nếu muốn chứng minh thì thử cố viết một bài hoàn toàn ca ngợi về XHBC thì biết mình khách quan như thế nào. Còn nếu muốn, tôi sẽ ca ngợi những điểm mạnh của XHTB và liệt kê điểm yếu của XHBC cho.

    Tôi sẽ hạn chế trả lời cho những điểm này, tránh lặp lại.Còn bài của bác sol sẽ tranh cãi ở bài sau .

  7. #77
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Giờ vào bài của bác sol

    Trước hết về vấn đề thông tin. Có 3 nguồn thông tin để đánh giá một vấn đề. Hai trong số đó là từ hai phía tham gia trong vấn đề đó, nguồn thứ ba là từ góc nhìn từ phía bên ngoài (cả 2 nguồn ủng hộ cho phía). Trong trường hợp chiến tranh Việt Nam, sách giáo khoa dạy là chúng ta chiến thắng. Nguồn của wiki (đến giờ xem như khá ư khách quan) bảo Mỹ thất bại. Mỹ thì chỉ nói về diễn biến chứ không có kết quả. Úc, liên minh của Mỹ lúc bấy giờ cũng coi cuộc chiến của Mỹ ở Việt Nam là sai lầm , dẫn đến thất bại của Mỹ. Thậm chí tài liệu của một số (chỉ một số) phần tử ở miền Nam lúc bấy giờ cũng công nhận sự sai lầm và thối nát của chính phủ. Điều đó làm tôi có thể chắc chắn là cuộc chiến ở Việt Nam là một việc làm thành công và đúng đắn của chính phủ ta.
    Vấn đề của Triều Tiên hay Liên Xô, bác đã kiếm được nguồn của đối địch và một số của khách quan nhưng còn nguồn của chính CHND Triều Tiên hoặc Liên Xô thì vẫn chưa bảo đảm(chưa kể đối với XHBC thì góc nhìn từ ngay cả người dân Việt Nam hiện giờ cũng chẳng có cảm tình) . Khó là dĩ nhiên nhưng không thể quyết định mà không có chúng. Bác có thể nói khả năng cao nhưng chắc chắn là một chuyện khác. (mà bác sol đọc được nhiều nguồn, vậy là tốt hơn khối đứa chỉ đọc những thứ mà hợp ý mình rồi [IMG]images/smilies/4.gif[/IMG])

    Vụ Kinh tế tư bản và xã hội tư bản là 2 cái khác nhau nhưng hầu hết những nước theo XHTB sử dụng KTTB (nếu không phải là tất cả). Mà không phải tất cả các nước theo XHTB giàu bằng "kinh tế theo triều hướng XHCN" như Việt Nam. Còn so với KTBC của Cuba và triều Tiên thì chưa chắc những nước này theo được. Tôi không rõ khi mà bác bảo Indo, Nam Mỹ và một số nước Nam Mỹ là giàu bởi vì tôi coi một số phim và phim tài liệu thì cảm tưởng thấy cỡ cỡ Việt Nam và người nghèo trông cũng không thiếu vậy. (Nam Mỹ thì có vẻ bạo lực hơn)

    Việc thay đổi triều hướng của XHTB của Anh và Mỹ là điều tốt (ví dụ của việc đóng thuế cao hơn để có gì giảm bớt giá y tế, giáo dục và cấp lương cho những người thất nghiệp, hoặc chính phủ cho mượn tiền xong làm việc trả từ từ cho chính phủ , nghe cũng khá khá giống XHBC đấy chứ [IMG]images/smilies/10.gif[/IMG]). Nhưng phải bấy nhiêu năm liên tục thay đổi thì mới có thể cải thiện thành như thế. Nhưng đâu phải tất cả các nước XHTB đều có khả năng để đổi thành như vậy,nên nếu so XHBC ở thời kì bắt đầu thì cũng phải so với XHTB gốc chứ.

    Ở Úc: 66% người dân mà tôi nói là lấy từ khảo sát của một báo ở Úc năm 2003 (Herald Sun hay là The Ages ấy). Có thể độ chính xác không cao bằng việc trưng cầu dân chúng nhưng sau 4 năm khả năng 20% dân chúng thay đổi ý kiến cũng không phải là không thể (đặc biệt sau vụ ở Iraq và Afghanistan khi mà nhiều người biểu tình và nghĩ đo bị ảnh hưởng của Mỹ và Anh)
    Anh: 2 ví dụ ở trên là đúng , tôi công nhận hoàng gia Anh không nắm nhiều quyền lực. Nhưng Henry III là người đầu tiên dám chống lại quốc hội tôn giáo trong lịch sử Anh. Ông nổi tiếng là kẻ tàn ác, giết bà vợ thứ nhất bởi bà ấy không đẻ con trai. Khi bị quốc hội tôn giáo phản đối , ông lật đổ Công Giáo và lập "Anh giáo "(?). Ông sau đó còn giết thêm 3 hay 4 bà vợ cho đến khi có bà đẻ cho ông ấy đứa con trai. Tranh đấu tôn giáo tiếp tục nhiều năm sau đó, hình như còn dẫn đến chiến tranh liên miên ở Anh với các nước Châu Âu. (sau đó là thời kì của "bloody Mary" trước khi Elizabeth hay sao ấy, không nhớ rõ lắm)
    Hy Lạp: thì đâu phải thằng "bù nhìn" nào cũng là "bù nhìn" mãi.[IMG]images/smilies/4.gif[/IMG] Chẳng qua trông ngu ngu , nhút nhát thì nó cho lên, còn có tướng tài và người góp ý thân cận thì vẫn có thể là vua tốt thôi. Con người dễ thay đổi mà. Phần chính thì nếu vậy trận chiến năm xưa ba Tư vẫn thắng [IMG]images/smilies/10.gif[/IMG]
    Vụ Youtube: trang web share nhạc, share phim hay hình ảnh thì trước giờ đâu có thiếu. Tôi hồi trước khi biết đến utube cũng đi down phim từ máy mấy đứa khác hoặc upload games lên mạng hoài thôi. Utube thành công bởi những chương trình được đăng lên chứ đâu phải từ ý tưởng lập lên utube. (Thì công sức cũng bỏ một ít nhưng bao nhiêu thằng cũng bỏ như thế , nhưng mấy thằng giàu đâu).

    Điểm nữa mà tôi không công nhận với bác sol là cách đây chỉ 27 năm, chẳng có thứ gì giống hiện tại, 11 năm trước Việt Nam chẳng thể so sánh với mấy nước hàng đầu như Mỹ, Nhật (sẵn sàng chọi cục gạch vào đứa đầu tiên nói "hiện giờ cũng vậy"), còn 4 năm rưỡi về trước tất cả những điều bác sol nói tôi đều đồng ý. Tóm tắt chỉ cách biệt 1 năm thôi là tất cả mọi thứ cách biệt nhiều lắm rồi. Thậm chí bản chất của con người nữa. Nên bác liệt kê thậm chí 1 năm đổ lại là hiện tại tôi cũng không đồng ý với bác nữa. Có thể bác không thấy sự thay đổi nhưng tôi có. Thêm nữa khi bác bảo XHBC không thể thành công trong tương lai gần cũng chẳng nhất thiết. Còn tùy chuyện gì sẽ xảy ra trong tương lai mà có thể chỉ 1 năm hay 1000 năm nữa XHBC sẽ thành công. Cố nắm giữ quá khứ và cái 0.000....0001 giây hiện tại là sai lầm của rất nhiều người và tôi không muốn tham gia vào nhóm người này. Tôi thà quên đi quá khứ để nhìn thấy tương lai rõ hơn còn hơn (tôi biết nhiều người sẽ không đồng ý,đặc biệt ở trang lịch sử này, nhưng thì sao? [IMG]images/smilies/10.gif[/IMG])
    Chú ý: bác darrichu đã xai bởi vì sự tham lam, ganh ghét, đố kị không hề tồn tại khi con người sinh ra, mà học được từ xã hội trong suốt thời kì lớn lên và phát triển
    Cuối cùng (không nhớ là còn gì không có gì bài sau bác nhắc): Việt Nam hồi kháng chiến chống Mỹ làm gì có cạnh tranh. Nhà nước thì có thể cạnh tranh với Mỹ để lấy lòng dân (mà cái này mà nói cạnh tranh thì cũng không chính xác lắm). Nhưng dân làm vì tin tưởng là nếu mình cố gắng, miền Nam được giải phóng thì người dân ta sẽ sống tốt hơn. Người lính thì cố chiến đấu để giải phóng người dân khỏi ách thống khổ dù tên tuổi có thể chẳng bao giờ được biết đến. Nếu ai cũng đố kị, cũng tham lam thì làm sao có chuyện thà chết chứ chẳng chịu thất bại (ngay cả khi bị tra tấn), hy sinh liều chết giết địch, làm sao mà Việt Nam có thể cùng một lòng để chiến thắng đế quốc Mỹ và tay sai.
    Bản chất con người tùy thời tùy khác. Tưởng tượng hiện giờ nếu Việt Nam bị xâm chiếm, bao nhiêu người ở đây quên mình lao ra làm lá chắn sống để công cuộc giải phóng thành công?

    À quên D-day được kỉ niệm bởi vì nếu quân Liên Minh không đổ bộ lên bờ biển Pháp thì Liên Xô đã quét một mạch đến Berlin ( mặc dù sẽ gặp rắc rối nhiều hơn, nhưng chẳng đáng mấy) nhưng khi Đức Quốc Xã sụp đổ thì cả Châu Âu (ngoại trừ Anh và có thể Ý) sẽ dưới ảnh hưởng của Liên Xô ( và khả năng theo XHCN như Đông Âu gần như chắc chắn). Thông tin thì tôi không chế đâu, yên tâm .Còn mấy bác chắc coi "Downfall" rồi thì thấy, D-day đối với quân Đức không thực sự ảnh hưởng. Hitle đến khi Liên Xô gần đến Berlin vẫn tưởng quân đội của chả có thể chống được, và nhất quyết không bỏ chạy. Thậm chí nhiều đại tướng của Mỹ và Liên Minh lúc bấy giờ còn đề xuất tấn công chiếm Berlin từ tay Liên Xô nữa cơ. [IMG]images/smilies/21.gif[/IMG]

    Sửa: có thể tôi không hiểu ý bác , nhưng sức sáng tạo và hiệu quả sản xuất tại sao lại không thể có trong thời kì XHBC? Tại sao trong thời kì bao cấp phải làm theo một khuôn mẫu nhất định? Tôi thực sự cần bác giải thích chỗ này.

  8. #78
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0

    Trời ở đâu mà sướng thế tôi sống ở Australia gần chục năm nay toàn phải đến phòng mạch tư nhân thôi không giám đến bệnh viện vì sợ tốn tiền. Không biết có phải bởi Australia không phải là một nước tư bản hay không nhưng ở đây có vẻ không xướng như các bác tả, chắc bởi tôi không biết năm lấy thời cơ như các bác nói, Chứ đến bây giờ sự nghiệp vân chưa có gì, hầu hết những người Việt tôi quen nếu không ăn tiền thất nghiệp thì cũng làm chui chốn thuế để được liệt vào low income cho đỡ phải đóng thuế, công nhận cũng có nhiều đứa lăm tiền kiếm được triệu đồng mỗi năm, chứ cỡ tôi thì dưỡc chục ngàn năm là tốt lắm rồi, đi thì cũng chỉ giám đi chợ Việt là cùng chứ đụng dến mấy cái super market thì chỉ có mà sạc nghiệp. Vậy mà bên này còn đỡ hơn so với bên Usa nghe mấy người quen kể bên đó nếu thất nghiệp nó chẳn cho tiền ma tiêu đâu chỉ cho phiếu sau đó đi đổi lấy đồ ăn.

    Còn cái gọi là cạnh tranh thì chỉ thấy có mấy cái đảng dấu đá vơi nhau để giành quyền lực hay mấy công ty lớn tranh giành khách hàng chứ người bình thường như tôi thì lo nuôi bản thân thôi đã đủ mệt rồi còn có thời gian cạnh tranh với ai.
    Hơ hơ, còn tùy nước TB chứ, bác có phải dân bản xứ của nó ko mà đòi đối xử ngang bằng dân của nó, dân của nó thì nó rất quan tâm, nhưng bác nhập cư từ 1 đất nước có thể nói là nghèo thì bị đối xử bất bình đẳng là lẽ bình thường.
    Cạnh tranh đâu phải là đấu đá, đấu đá là hành động của các phe phái trong nội bộ của 1 nhóm tập thể, cạnh tranh là hành động giữa các nhóm. Rốt cuộc cạnh tranh thì để làm gì, muốn có sự ủng hộ của người dân thì phải đem lại những điều tốt đẹp nhất cho dân chúng.

  9. #79
    Ngày tham gia
    Apr 2016
    Bài viết
    25
    Trích dẫn Gửi bởi darrichu
    Hơ hơ, còn tùy nước TB chứ, bác có phải dân bản xứ của nó ko mà đòi đối xử ngang bằng dân của nó, dân của nó thì nó rất quan tâm, nhưng bác nhập cư từ 1 đất nước có thể nói là nghèo thì bị đối xử bất bình đẳng là lẽ bình thường.
    Cạnh tranh đâu phải là đấu đá, đấu đá là hành động của các phe phái trong nội bộ của 1 nhóm tập thể, cạnh tranh là hành động giữa các nhóm. Rốt cuộc cạnh tranh thì để làm gì, muốn có sự ủng hộ của người dân thì phải đem lại những điều tốt đẹp nhất cho dân chúng.
    Bác hoàn toàn sai về điểm này ở đây chỉ có phân biệt giữa overseas với local thôi, overseas qua đây học thì đừng hòng được nhận free thứ gì từ chính phủ trừ khi anh giỏi lắm thì no cho anh cái scholarship. Chứ còn đã nhập quốc tịch thành local thì anh được hưởng đầy đủ quyền lợi. Thằng nào láo láo dám phân biệt giữa dân bản xứ với dân nhập cư tui kiện cho nó tù mọt gông chứ giỡ à. Australia là một đất nước đa sắc tộc với gần 50% châu á nên chính phủ rất gắt với vấn đề kì thị chung tộc không như ở Mĩ. Với lại không biết các bác có biết đến người aboriginal ở australia hay không họ 100% là dân bản xứ (thậm chí còn bản xứ hơn những người da trắng nữa cơ) vậy mà vẫn nghèo kiết sác đó thôi. )
    Các đảng khác nhau đâu phải là cùng phe phái, họ cũng hứa đủ điều để được phiếu bầu đó thôi vậy là cạnh tranh còn gì, họ còn chửc bới lẫn nhau móc ra đủ thứ xấu của bên còn lại đó là đấu đá chứ gì.
    Kì trước 'John Hopewar' cũng bị phe đối lập vạch trần ra về vụ việc nói dối người dân với che dấu sự thật. Trên thế giới này có thiếu gì vụ sự dụng dirty tricks để dàng phiếu bầu. Chắc bác cũng không quên vụ nghi ngờ gian lận phiếu bầu của W Bush. Vậy không thể nói cạnh tranh là hoàn toàn tốt với có lợi bởi đã cạch tranh thì ai mà chả muốn thắng, và họ sẵn sàng làm bất cứ điều gì để thắng, giống như khi đi học trung học ta mở sách trong giờ kiểm tra để được vào top của lớp đó không phải cũng là một hình thức của cạnh tranh sao.
    Với lại tôi cũng suy nghĩ có 2 cents riêng của bản thân về mẵt trái của chủ nghĩa tư bản. Theo tôi thì nói cho cùng thì Chủ nghĩa Tư bản vẫn là làm giàu trên công sức của người khác, trừ khi về sau tất cả những việc tay chân đều do robot đảm nhiệm, chứ bây giờ các nước tư bản căn bản vẫn là đang bóc lột từ các nước nghèo hơn. Lấy ví dụ Mac Donald một trong những tập đoàn fastfood lớn nhất thế giới chỉ trả 2 cents ( không biết đổi ra bằng bao nhiêu tiền việt) cho mỗi giờ cho các công nhân ở các nước nghèo để làm đồ chơi cho họ, trong khi mỗi món đó được bán bên này với giá gấp mười lần. Nói cho cùng dù có ca ngợi chủ nghĩa tư bản thì cũng phải ngồi một chút nghĩ lại các mặt trái của nó, dến các nước nghèo hơn đang bị bóc lột bởi CNTB. Theo tôi nghĩ thì dù tất cả các đất nước trên thế giới có theo tư bản thì chỉ làm tăng thêm số người rất giàu và rất nghèo trên thế giới thôi, mà nếu chỉ tăng theo tỉ lệ 1:1 hay 1:2 không nói làm gì nếu một thằng trở lên rất giàu đồng nghĩa nó đã trược tiếp hay gián tiếp bóc lột vài trăm vài ngàn hay thậm chí vài vạn người khác trên thế giới. Con người thì ai mà chẳng tham nhưng nếu cộng thêm cái tính cạch tranh vào thì trở thành lòng tham không đáy. Đó là điều luật chống độc quyền được đưa ra nhằm kìm hãm sự cạch tranh trong các nước tư bản.
    Nói chung tôi chẳng phải là dâ chí thức gì mà cũng chẳng phải có nhiều kinh nghiệm ở đời chỉ nghĩ sao nói vậy thôi các bác mà thấy tôi có điểm gì sai thì sửa dùm cảm ơn

  10. #80
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0

    Thứ ba: ĐỪNG giải thích một vấn đề bằng: "XHBC là chắc chắn nghèo" , hoặc "XHBC chắc chắn kém ưu việt hơn XHTB", bởi vậy khác nào khẳng định câu trả lời của chủ đề này. Nếu dùng kết quả cho chủ đề để chứng minh cho một lý luận sử dụng nhằm dẫn tới cái kết quả đó của chủ đề; thì sao tranh cãi được.
    Chỉ có ý này đáng nói:
    Sol bài trước đã dùng từ rất kĩ: dùng sự thất bại và sự để chứng minh là nó thất bại chứ không phải là giải thích vì sao nó thất bại.
    Về giải thích thì xin kíu 1 thời gian, vì Sol muốn để các bạn tranh luận, một là để học hỏi từ các bạn, hai là để các bạn động não, tìm tư liệu thử giải thích xem vì sao nó lại thất bại.

    Về bài của SaoCungDuoc:

    Cạnh tranh chắc chắn đẻ ra nhiều mặt xấu, tệ nạn xã hội. Nhưng cái lợi của nó đưa lại cũng vô cùng lớn đó là thúc đẩy kinh tế, khoa học kỹ thuật phát triển, từ đó đưa đến việc nâng cao đời sống người dân. Còn những mặt xấu nó đưa ra là có thể khắc phục được (tuy là không hoàn toàn) thông qua pháp luật, trợ cấp, và đấu tranh của các tổ chức nhân quyền, nhân đạo. Bình đẳng tối đa (bình đẳng về của cải) là không thể đạt được, nhưng bình đẳng về cơ hội, và việc bảo đảm cuộc sống của đại bộ phận những người thuộc tầng lớp dưới là có thể đạt được (dĩ nhiên ăn xin ăn mày thì lúc nào cũng có rồi).

    Còn nếu không có cạnh tranh, kinh tế và khoa học kỹ thuật không thể phát triển (thực ra nếu trong trường hợp kinh tế, xã hội ở mức rất thấp, nên có thể phát triển lên, nhưng đến 1 mức sẽ bão hòa và sụp đổ). Cái lợi của nó đem lại là bảo đảm được sự bình đẳng trong xã hội. Vấn đề là cái hại của nó (làm ngưng trệ xã hội, kinh tế) không thể khắc phục được. Bạn không thể cứ kêu gọi người ta phát minh sáng chế hay thưởng 1,2 bằng khen để cổ vũ lao động thì người ta sẽ lao động hay sáng chế. Đặc biệt là trong lĩnh vực kĩ thuật và khoa học ứng dụng.

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •