Trang 9 của 12 Đầu tiênĐầu tiên ... 7891011 ... CuốiCuối
Kết quả 81 đến 90 của 115
  1. #81
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Về Henry III thì hình như 2 vị đi lệch khỏi vấn đề rồi. Thời Henry III làm gì có cộng hòa, làm gì có dân chủ mà nói đến chuyện quốc hội có quyền hay không. Đó là thời kỳ đỉnh cao của xã hội phong kiến trung ương tập quyền, chính thể quân chủ chuyên chế. Quốc hội lúc ấy chỉ có nghĩa vụ là cho vua vay tiền mà thôi.


    Thứ nhất: mục tiêu của tôi sau khi kết thúc cãi nhau ở đây là nhìn nhẫn rõ sự khác biệt giữa XHBC và XHTB, thấy rõ điểm mạnh , điểm hại từng thời điểm để nếu trong tương lai, có cơ hội thì sẽ áp dụng XHBC. Tôi không nói các bác thay đổi xã hội bao cấp trong thời đại hiện giờ.

    Sửa: có thể tôi không hiểu ý bác , nhưng sức sáng tạo và hiệu quả sản xuất tại sao lại không thể có trong thời kì XHBC? Tại sao trong thời kì bao cấp phải làm theo một khuôn mẫu nhất định? Tôi thực sự cần bác giải thích chỗ này.
    Điểm hại của Bao cấp là chính ngay 2 chữ "bao cấp". Nhà nước tự coi mình là người điều khiển xã hội, chứ không phải lãnh đạo nó, đích thân nhúng tay điều khiển mọi hoạt động kinh tế xã hội. Điều này đi ngược lại chính cái quy luật vận động khách quan mà triết học Marx đã nói đến. Thế nên, trong sai lầm của thời kỳ bao cấp, Đảng đặc biệt nhấn mạnh sai lầm "chủ quan duy ý chí".
    Chính vì trái với quy luật vận động khách quan, nội tại mà nền kinh tế bao cấp (chứ không phải xã hội bao cấp) triệt tiêu mọi động lực sáng tạo và cạnh tranh của cá nhân. Có nghĩa là, thời kỳ bao cấp chúng ta coi trọng tập thể hơn cá nhân, đến mức cực đoan là triệt tiêu cá nhân. Cá nhân không có lợi ích khi lao động nên không lao động, không có lợi ích khi sáng tạo nên không sáng tạo. Đó là lí do khiến cho kinh tế bao cấp rơi vào khủng hoảng, dẫn đến khủng hoảng xã hội, chính trị và phải bị bỏ hoặc điều chỉnh.
    Tình hình thời chiến khác thời bình. Lúc ấy thì ko đoàn kết là chết tập thể nên mọi người tạm gác lợi ích cá nhân lại và lo phục vụ lợi ích tập thể. Giả sử có liều thuốc gì khiến con người ai cũng có đạo đức mẫu mực kiểu Hồ Chí Minh thì kinh tế bao cấp đã thành công vĩ đại, à không, con người đã tiến tới thế giới hoàn mỹ từ lâu rồi.

    Thứ hai:Những ví dụ về XHBC thất bại trong quá khứ luôn có ảnh hưởng tiêu cực từ nội bộ hay bên ngoài; nên nếu dùng nó để phân tích khả năng thành công của XHBC là kém khách quan. Chưa kể ảnh hưởng từ nguồn thông tin chính nó vốn đã không thể bảo đảm khách quan rồi
    Nói lý thuyết thì nói làm gì. Thực tiễn áp dụng luôn là quan trọng. Lý thuyết chỉ là bổ trợ, thực tiễn mới chính là cái kiểm nghiệm và là nguồn hình thành của lý thuyết. Nếu gingerbread không chấp nhận sự thật là nền kinh tế bao cấp đã thất bại và hiện vẫn thất bại thì tức là ôm lý thuyết suông, cực đoan và giáo điều.

    Thứ ba: ĐỪNG giải thích một vấn đề bằng: "XHBC là chắc chắn nghèo" , hoặc "XHBC chắc chắn kém ưu việt hơn XHTB", bởi vậy khác nào khẳng định câu trả lời của chủ đề này. Nếu dùng kết quả cho chủ đề để chứng minh cho một lý luận sử dụng nhằm dẫn tới cái kết quả đó của chủ đề; thì sao tranh cãi được.
    Điểm yếu của bao cấp đã nói rồi. Thực tế là nó cũng đã thất bại và thể hiện sự yếu kém so với nền kinh tế thị trường. Như đã nói, lý thuyết có thể đúng nhưng từ thực tiễn mới có thể kiểm nghiệm được lý thuyết, còn nếu gingerbread có thể đưa ra lý thuyết mới hơn thì xin hãy trình bày rõ ràng và mạch lạc, đặc biệt nhấn mạnh đến cách khắc phục yếu điểm của bao cấp (triệt tiêu sáng tạo và lợi ích cá nhân, đi ngược quy luật vận động khách quan,...)
    thêm nữa Gingerbread có vẻ vẫn chưa phân biệt được nền kinh tế bao cấp, kinh tế thị trường, xã hội tư bản nhỉ?

    Gingerbread có thể tham khảo vài thông tin gần đây về cái "đêm hôm ấy đêm gì" trước đổi mới [IMG]images/smilies/71.gif[/IMG]
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/In...px?TopicID=528

  2. #82
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Hehe KTBC và XHBC khác cái chữ thôi, có phải viết bản báo cáo đâu mà phải chú ý mấy cái này

    Tôi không muốn cãi nhau với bác wiwi về 4 cái điều tôi nói ở trên nữa. Nói nhiều quá rồi.

    Lý thuyết chỉ là hỗ trợ? Thực hành mới quan trọng? Tôi nghĩ bác vẫn hiểu sai về vấn đề lý thuyết và thực hành ở đây.
    Khi bác áp dụng thực hành trên một cái lý thuyết , vấn đề lớn nhất mà bác thường gặp là gì, bác biết không?


    Chính vì trái với quy luật vận động khách quan, nội tại mà nền kinh tế bao cấp (chứ không phải xã hội bao cấp) triệt tiêu mọi động lực sáng tạo và cạnh tranh của cá nhân. Có nghĩa là, thời kỳ bao cấp chúng ta coi trọng tập thể hơn cá nhân, đến mức cực đoan là triệt tiêu cá nhân. Cá nhân không có lợi ích khi lao động nên không lao động, không có lợi ích khi sáng tạo nên không sáng tạo. Đó là lí do khiến cho kinh tế bao cấp rơi vào khủng hoảng, dẫn đến khủng hoảng xã hội, chính trị và phải bị bỏ hoặc điều chỉnh.
    Tất cả những cái này không phải lý thuyết của bác (hoặc bất kì chỗ nào bác lấy nó từ) đặt ra, để giải thích cho một sự kiện trong quá khứ sao? Sự kiện quá khứ chỉ thay đổi tính khách quan của con người. Còn việc đánh giá thì vẫn phụ thuộc vào kẻ đánh giá thôi.

    Tất cả những điều còn lại thì điều thứ hai của tôi sẽ giải thích, đỡ phải ghi. [IMG]images/smilies/4.gif[/IMG]

    PS: Tôi không đồng ý điều này của bác sol "Bạn không thể cứ kêu gọi người ta phát minh sáng chế hay thưởng 1,2 bằng khen để cổ vũ lao động thì người ta sẽ lao động hay sáng chế. Đặc biệt là trong lĩnh vực kĩ thuật và khoa học ứng dụng."
    Thêm nữa bác sol nói thiếu cạnh tranh dẫn đến chiến tranh và tất cả những vấn đề liên quan đến bộ máy lãnh đạo trong quá khứ ( từ quân chủ, tư bản...) và 1 vài thứ cũng chẳng hay ho gì. Có vẻ bác vẫn chưa khách quan lắm khi thảo luận về cạnh tranh [IMG]images/smilies/10.gif[/IMG]

  3. #83
    Ngày tham gia
    May 2016
    Bài viết
    4

    Bác hoàn toàn sai về điểm này ở đây chỉ có phân biệt giữa overseas với local thôi, overseas qua đây học thì đừng hòng được nhận free thứ gì từ chính phủ trừ khi anh giỏi lắm thì no cho anh cái scholarship. Chứ còn đã nhập quốc tịch thành local thì anh được hưởng đầy đủ quyền lợi. Thằng nào láo láo dám phân biệt giữa dân bản xứ với dân nhập cư tui kiện cho nó tù mọt gông chứ giỡ à. Australia là một đất nước đa sắc tộc với gần 50% châu á nên chính phủ rất gắt với vấn đề kì thị chung tộc không như ở Mĩ. Với lại không biết các bác có biết đến người aboriginal ở australia hay không họ 100% là dân bản xứ (thậm chí còn bản xứ hơn những người da trắng nữa cơ) vậy mà vẫn nghèo kiết sác đó thôi. )
    bác ko hiểu à, cho dù bác có là local nhưng cái gốc của bác vẫn là dân VN, có thể biểu hiện bên ngoài của bọn nó là ko kì thị bác, nhưng cái ý thức "chúng mày là dân VN " thì ko bao giờ xóa khỏi đầu nó. Cái chính là bác ko phải là người da trắng, bác xuất thân từ 1 đất nước nghèo --> nó chẳng có lí do gì để nghĩ rằng bác ngang bằng với dân da trắng của nó cả.

    Các đảng khác nhau đâu phải là cùng phe phái, họ cũng hứa đủ điều để được phiếu bầu đó thôi vậy là cạnh tranh còn gì, họ còn chửc bới lẫn nhau móc ra đủ thứ xấu của bên còn lại đó là đấu đá chứ gì.
    Kì trước 'John Hopewar' cũng bị phe đối lập vạch trần ra về vụ việc nói dối người dân với che dấu sự thật. Trên thế giới này có thiếu gì vụ sự dụng dirty tricks để dàng phiếu bầu. Chắc bác cũng không quên vụ nghi ngờ gian lận phiếu bầu của W Bush. Vậy không thể nói cạnh tranh là hoàn toàn tốt với có lợi bởi đã cạch tranh thì ai mà chả muốn thắng, và họ sẵn sàng làm bất cứ điều gì để thắng, giống như khi đi học trung học ta mở sách trong giờ kiểm tra để được vào top của lớp đó không phải cũng là một hình thức của cạnh tranh sao.
    Nhưng nó có đem lại lợi ích cho người dân nó ko ?

    Với lại tôi cũng suy nghĩ có 2 cents riêng của bản thân về mẵt trái của chủ nghĩa tư bản. Theo tôi thì nói cho cùng thì Chủ nghĩa Tư bản vẫn là làm giàu trên công sức của người khác, trừ khi về sau tất cả những việc tay chân đều do robot đảm nhiệm, chứ bây giờ các nước tư bản căn bản vẫn là đang bóc lột từ các nước nghèo hơn. Lấy ví dụ Mac Donald một trong những tập đoàn fastfood lớn nhất thế giới chỉ trả 2 cents ( không biết đổi ra bằng bao nhiêu tiền việt) cho mỗi giờ cho các công nhân ở các nước nghèo để làm đồ chơi cho họ, trong khi mỗi món đó được bán bên này với giá gấp mười lần. Nói cho cùng dù có ca ngợi chủ nghĩa tư bản thì cũng phải ngồi một chút nghĩ lại các mặt trái của nó, dến các nước nghèo hơn đang bị bóc lột bởi CNTB. Theo tôi nghĩ thì dù tất cả các đất nước trên thế giới có theo tư bản thì chỉ làm tăng thêm số người rất giàu và rất nghèo trên thế giới thôi, mà nếu chỉ tăng theo tỉ lệ 1:1 hay 1:2 không nói làm gì nếu một thằng trở lên rất giàu đồng nghĩa nó đã trược tiếp hay gián tiếp bóc lột vài trăm vài ngàn hay thậm chí vài vạn người khác trên thế giới. Con người thì ai mà chẳng tham nhưng nếu cộng thêm cái tính cạch tranh vào thì trở thành lòng tham không đáy. Đó là điều luật chống độc quyền được đưa ra nhằm kìm hãm sự cạch tranh trong các nước tư bản.
    Sao bác nghĩ ngây thơ vậy, nếu ko có sự đầu tư của tư bản thì liệu các nước nghèo có phát triển đc kinh tế như hiện giờ ko, TB bóc lột các nước nghèo nhưng các nước nghèo ko hề chịu thiệt tí nào, đc đầu tư cơ sở hạ tầng, tăng ngoại tệ chảy vào đất nước. Tiền lương ít thì đã sao, giá cả ở các nước nghèo thấp hơn rất nhiều so với ở các nước tư bản, lương của những người làm ở các công ti tư bản nước ngoài thậm chí còn cao hơn mức mua bán thông thường ở nước nghèo nữa kia.

  4. #84
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0

    Tôi không đồng ý điều này của bác sol "Bạn không thể cứ kêu gọi người ta phát minh sáng chế hay thưởng 1,2 bằng khen để cổ vũ lao động thì người ta sẽ lao động hay sáng chế. Đặc biệt là trong lĩnh vực kĩ thuật và khoa học ứng dụng."
    Thêm nữa bác sol nói thiếu cạnh tranh dẫn đến chiến tranh và tất cả những vấn đề liên quan đến bộ máy lãnh đạo trong quá khứ ( từ quân chủ, tư bản...) và 1 vài thứ cũng chẳng hay ho gì. Có vẻ bác vẫn chưa khách quan lắm khi thảo luận về cạnh tranh
    Gingerbread có thể nói rõ hơn không?

  5. #85
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi darrichu
    bác ko hiểu à, cho dù bác có là local nhưng cái gốc của bác vẫn là dân VN, có thể biểu hiện bên ngoài của bọn nó là ko kì thị bác, nhưng cái ý thức "chúng mày là dân VN " thì ko bao giờ xóa khỏi đầu nó. Cái chính là bác ko phải là người da trắng, bác xuất thân từ 1 đất nước nghèo --> nó chẳng có lí do gì để nghĩ rằng bác ngang bằng với dân da trắng của nó cả.
    Ok nói như bác cứ cho rằng trong tiềm thức nó kì thị dân châu á đi vậy cũng đâu có nghĩa dân da trắng cần trả ít tiền hơn mỗi lần mua đồ ăn hay khám bệnh đâu, chính phủ cũng đâu có cho nhiều tiền thấp nghiệp hay luơng hưu hay học bông cho dân da trắng nhiều hơn đâu bây giờ đâu phải cái thời người da trăng được ưu đãi đặc biệt nó muốn xin tiền cũng phải xếp hàng như mọi người, nói cho bác hay lord major của Melbourne John So là 100% asian ( chinese) với lại như tôi đã nói vì tỉ lệ % dân số châu á của Australia quá đông vì vậy đã có lần australia mém được xếp vào các quốc gia châu á( tin hay không tùy bác). Vì vậy tôi chắc chắn một điều ở Australia người asian có đầy đủ tất cả mọi quyền lợi như với người da trắng, theo tôi sớm hay muộn sẽ có ngày prime minister của australia sẽ là người aisan thôi. Hay không thì như trường hợp của tôi bạn gái tôi mang nửa giòng máu châu aisan trong người, vậy thì được liệt kê vào dang nào da trắng hay aisan. Nói chung về vấn đề này tôi hoàn toàn phải đối với bác.

    Trích dẫn Gửi bởi darrichu
    Nhưng nó có đem lại lợi ích cho người dân nó ko ?
    Ok cái này cần phải nói rõ tôi chưa từng và cũng không phủ nhận mặt tốt của đấu tranh trong CNTB, nhưng ở đây tôi đang nói tới mặt xấu của nó. Còn về cái dẫn chứng về John Howard, ý tôi là muốn dưa ra dẫn chứng ngay cả Prime Minister cũng phải che giấu và xuyên tạc sự thật để giữ phiếu bầu, đó là mặt xấu của cạnh tranh.

    Trích dẫn Gửi bởi darrichu
    Sao bác nghĩ ngây thơ vậy, nếu ko có sự đầu tư của tư bản thì liệu các nước nghèo có phát triển đc kinh tế như hiện giờ ko, TB bóc lột các nước nghèo nhưng các nước nghèo ko hề chịu thiệt tí nào, đc đầu tư cơ sở hạ tầng, tăng ngoại tệ chảy vào đất nước. Tiền lương ít thì đã sao, giá cả ở các nước nghèo thấp hơn rất nhiều so với ở các nước tư bản, lương của những người làm ở các công ti tư bản nước ngoài thậm chí còn cao hơn mức mua bán thông thường ở nước nghèo nữa kia.
    Suy luận kiểu này thì chán quá, tôi lấy lại ví dụ về Mac Donald cho dễ hiểu. 20 cents mỗi giờ, một ngày 10 hours vậy là 2 đồng 1 ngày/người. Chẳng biết ở Việt Nam làm gì được với 2 đồng chứ bên này thì bác vẵ thiếu 1 đông nữa để mua một món đồ chơi từ Mac Donald, vậy đầu tư vào 1 thu về 100,1000 thì dại gì mà không đầu tư, nhưng cái kiều đầu tư này là cái mà tôi gọi là bóc lột. Nếu bá gọi điều đó là công bằng thì tôi chịu thua luôn. Chắc bác không nghĩ rằng khi một nước trở nên giàu có hơn sẽ không ảnh hưởng gì đến dất nước khác đâu nhỉ

  6. #86
    Ngày tham gia
    Jan 2016
    Bài viết
    0

    Ok nói như bác cứ cho rằng trong tiềm thức nó kì thị dân châu á đi vậy cũng đâu có nghĩa dân da trắng cần trả ít tiền hơn mỗi lần mua đồ ăn hay khám bệnh đâu, chính phủ cũng đâu có cho nhiều tiền thấp nghiệp hay luơng hưu hay học bông cho dân da trắng nhiều hơn đâu bây giờ đâu phải cái thời người da trăng được ưu đãi đặc biệt nó muốn xin tiền cũng phải xếp hàng như mọi người, nói cho bác hay lord major của Melbourne John So là 100% asian ( chinese) với lại như tôi đã nói vì tỉ lệ % dân số châu á của Australia quá đông vì vậy đã có lần australia mém được xếp vào các quốc gia châu á( tin hay không tùy bác). Vì vậy tôi chắc chắn một điều ở Australia người asian có đầy đủ tất cả mọi quyền lợi như với người da trắng, theo tôi sớm hay muộn sẽ có ngày prime minister của australia sẽ là người aisan thôi. Hay không thì như trường hợp của tôi bạn gái tôi mang nửa giòng máu châu aisan trong người, vậy thì được liệt kê vào dang nào da trắng hay aisan. Nói chung về vấn đề này tôi hoàn toàn phải đối với bác.
    Đc thôi, vấn đề tôi nói ở đây là vị trí trong xã hội của người bản địa da trắng cao hơn so với dân da màu. Tôi ví dụ thế này: Nam Phi số dân da trắng thì thiểu số, nhưng số dân da đen lại là đa số, vậy tại sao trước đây nó do người da trắng cầm quyền ?

    Suy luận kiểu này thì chán quá, tôi lấy lại ví dụ về Mac Donald cho dễ hiểu. 2 cents mỗi giờ, một ngày 10 hours vậy là 2 đồng 1 ngày/người. Chẳng biết ở Việt Nam làm gì được với 2 đồng chứ bên này thì bác vẵ thiếu 1 đông nữa để mua một món đồ chơi từ Mac Donald, vậy đầu tư vào 1 thu về 100,1000 thì dại gì mà không đầu tư, nhưng cái kiều đầu tư này là cái mà tôi gọi là bóc lột. Nếu bá gọi điều đó là công bằng thì tôi chịu thua luôn. Chắc bác không nghĩ rằng khi một nước trở nên giàu có hơn sẽ không ảnh hưởng gì đến dất nước khác đâu nhỉ
    Tôi thì chán bác hơn nhiều, lúc nãy tôi chưa đọc kĩ bài của bác mà chỉ lướt qua ý chính thôi, giờ thấy bác cho cái ví dụ 2cents vào thì buồn cười quá, 2cents 1 giờ vậy là 2$/ngày--> 14$/tuần--> 56%/tháng chưa bằng đc trợ cấp thất nghiệp, bác đưa cái ví dụ của bác là lấy ở đâu, lấy ở Aus hay ở 1 nước đang phát triển ? tại VN lương của những người làm việc cho công ti tư bản nước ngoài ở VN cao hơn so với mức sống hiện nay ở VN. Lương tháng của công nhân ít nhất là 1,5-2tr tức là xấp xỉ và hơn 1 chút so với 100$/tháng, tôi ko hiểu ví dụ của bác lấy ở đâu ra nữa.

  7. #87
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0

    Suy luận kiểu này thì chán quá, tôi lấy lại ví dụ về Mac Donald cho dễ hiểu. 2 cents mỗi giờ, một ngày 10 hours vậy là 2 đồng 1 ngày/người. Chẳng biết ở Việt Nam làm gì được với 2 đồng chứ bên này thì bác vẵ thiếu 1 đông nữa để mua một món đồ chơi từ Mac Donald, vậy đầu tư vào 1 thu về 100,1000 thì dại gì mà không đầu tư, nhưng cái kiều đầu tư này là cái mà tôi gọi là bóc lột. Nếu bá gọi điều đó là công bằng thì tôi chịu thua luôn. Chắc bác không nghĩ rằng khi một nước trở nên giàu có hơn sẽ không ảnh hưởng gì đến dất nước khác đâu nhỉ
    Đó là bóc lột và hoàn toàn không công bằng.

    Dĩ nhiên những người nghèo này sẽ có cuộc sống sung túc và tương lai sáng lạng hơn nếu các tập đoàn này không bóc lột họ thậm tệ như vậy. Và các chính phủ, nhân dân các nước giàu (vì lý do nhân đạo), và chính phủ các nước bản xứ, cần có nghĩa vụ buộc các tập đoàn này phải đối xử tốt, trả lương cao hơn.
    Tuy nhiên nó có ảnh hưởng tốt đến ngay với quốc gia bị cho là "bóc lột."

    Không phải tự nhiên mà những người công nhân đó chịu làm với đồng lương rẻ mạt như vậy: nếu họ không chấp nhận đồng lương đó thì họ hoặc là còn nghèo hơn nữa hoặc là chết đói. Và các nước nghèo không có khoảng đầu tư đó thì càng nghèo hơn nữa. Thị trường không có chứ đừng nói đến việc áp dụng kinh tế thị trường hay bao cấp để làm giàu hay không.

    Nói tóm lại, những người này chấp nhận bị bóc lột, bất công để đổi lấy thứ quan trọng hơn: cuộc sống và tương lai.

  8. #88
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi darrichu
    Đc thôi, vấn đề tôi nói ở đây là vị trí trong xã hội của người bản địa da trắng cao hơn so với dân da màu. Tôi ví dụ thế này: Nam Phi số dân da trắng thì thiểu số, nhưng số dân da đen lại là đa số, vậy tại sao trước đây nó do người da trắng cầm quyền ?

    Tôi thì chán bác hơn nhiều, lúc nãy tôi chưa đọc kĩ bài của bác mà chỉ lướt qua ý chính thôi, giờ thấy bác cho cái ví dụ 2cents vào thì buồn cười quá, 2cents 1 giờ vậy là 2$/ngày--> 14$/tuần--> 56%/tháng chưa bằng đc trợ cấp thất nghiệp, bác đưa cái ví dụ của bác là lấy ở đâu, lấy ở Aus hay ở 1 nước đang phát triển ? tại VN lương của những người làm việc cho công ti tư bản nước ngoài ở VN cao hơn so với mức sống hiện nay ở VN. Lương tháng của công nhân ít nhất là 1,5-2tr tức là xấp xỉ và hơn 1 chút so với 100$/tháng, tôi ko hiểu ví dụ của bác lấy ở đâu ra nữa.
    Trước Khi pót bài xin Bác đọc kĩ dùm, Công nhận tôi có ghi sai về con số đó là 20 cents chứ không phải 2 cents, nhưng nhìn chung 2 đồng mỗi ngày vẫn là chính xác ( chính ra 2.4 -3 $ mỗi ngày vì nhiếu người làm đến 12 -15 hours ngày) vậy một tháng họ dược khoảng $ 40 -60 tôi vừa check lại mệnh giá thì nó khoảng 600.000- 800.000 VND/ tháng. Đây là bằng chứng Mac Donald đã bóc lột sức lao đông ở Việt Nam như tôi đã có nói trên bài trước. Nếu bác có đọc chắc sẽ không hỏi như vậy. Còn ví dụ này lấy ở đâu xin thưa từ một bài Phóng sự trên kênh SBS của Australia. Tôi không có make up nên bác không cần lo. Còn tiền trợ cấp thất nghiệp bên này khoảng chừng 400 fortnight đó nhìn chung đủ người bình thường sinh xống. Trong khi lương của một viên chức ít nhất là $100/ngày. Vậy bác cũng đã thấy được sự khác biệt.

    Còn về vị trí xã hội thì chắc bá chẳng thèm coi thí dụ về Lord Major của Melbourne ra gì.

    Xin thưa với bác mặc dù đây là một public forum nhưng bác chịu khó đọc kĩ bài người khác rồi hẵng post bài, chứ không thì gọi là spam chứ chẳng phải đóng góp ý kiến nữa.

  9. #89
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    19
    Trích dẫn Gửi bởi sol
    Nói tóm lại, những người này chấp nhận bị bóc lột, bất công để đổi lấy thứ quan trọng hơn: cuộc sống và tương lai.
    Điều này tôi 100% công nhận nhưng rõ ràng đó chính là mặt trái của CNTB. Tôi không phủ định các tập đoàn lớn đã giúp cho công ăn viêc làm cho nhiều ngưới ở các nước nghèo, nhưng đó không phải vì lòng tốt mà cũng chỉ vì quyên lơi cá nhân, nói thiệt nếu trong tương lai họ kiếm ra đượ một cách khác có lợi hơn về kinh tế ( lấy ví dụ như dùng robot) đứng hòng nó thuê những người này để làm việc.

  10. #90
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0

    Trước Khi pót bài xin Bác đọc kĩ dùm, Công nhận tôi có ghi sai về con số đó là 20 cents chứ không phải 2 cents, nhưng nhìn chung 2 đồng mỗi ngày vẫn là chính xác ( chính ra 2.4 -3 $ mỗi ngày vì nhiếu người làm đến 12 -15 hours ngày) vậy một tháng họ dược khoảng $ 40 -60 tôi vừa check lại mệnh giá thì nó khoảng 600.000- 800.000 VND/ tháng.
    Thế à, thế thì bác xem nhầm mức lương của nhà nước rồi, mà hiện tại mức sàn lương nhà nước cũng cao hơn con số mà bác đưa ra rồi, nếu lương tư bản như thế thì chả việc gì người VN phải đâm đầu vào các công ti tư bản cả. Mà bọn tư bản cũng chả thuê đc mống nào ở VN mà bóc lột đc đâu.

    Còn về vị trí xã hội thì chắc bá chẳng thèm coi thí dụ về Lord Major của Melbourne ra gì.
    Cái lord major mà bác nói thì sao, dân Asian nắm hết chính quyền à hay đóng góp chủ yếu vào nền kinh tế ?

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •