-
02-02-2010, 05:55 AM #31
Junior Member
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 0
Mấy thằng học sinh chưa làm được 1 xu nào mà đòi biểu tình.Vật vã với đám sính ngoại.
-
02-02-2010, 06:40 AM #32
Junior Member
- Ngày tham gia
- Nov 2015
- Bài viết
- 0
Là học sinh cũ của trường AMS, thực lòng chẳng thích lắm cái tên mới của trường tẹo nào [IMG]images/smilies/20.gif[/IMG]
-
02-02-2010, 06:52 AM #33
Junior Member
- Ngày tham gia
- Jan 2016
- Bài viết
- 0
Trường tôi hồi đó( bây giờ không dám khẳng định) thuộc vào trường kỉ luật sắt của Hà Nội
Về bọn trường Arms thì đúng là kiêu thật .Có thằng em người quen cũ hai anh em bé chơi với nhau suốt mà từ lúc nó vào trường ấy thì khinh khỉnh ra mặt.Trong trường nhà giàu nhiều nên chơi với nhau thì lại coi thường những nhà kém hơn ,đua đòi nhiều phết.Chứ nói về học thì Tổng Hợp giỏi hơn nhiều chứ .Arms thì hay nổi đình nổi đám thôi.
-
02-02-2010, 07:43 AM #34
Junior Member
- Ngày tham gia
- Nov 2015
- Bài viết
- 0
Mình là cựu học sinh trường THPT Trần Phú ở Hà Nội. Nay trường đã đổi tên thành THPT Trần Phú - Hoàn Kiếm --> dài gấp đôi, và nghe rất ngu. Mình cũng chẳng thích thú gì với cái việc đổi tên ngôi trường mình từng theo học.
Thế nhưng mà cái tên cũng vẫn chỉ là cái tên. Cái tên không phản ánh bản chất vấn đề.
Trường Ams từ xưa tới nay danh nổi như cồn, uy tín lẫy lừng ai cũng biết. Uy tín đó được gây dựng nhờ cả thầy và trò của trường, tức là nhờ những con người ở trong trường, chất lượng đào tạo của trường - bản chất thực sự của cái tên Ams là đó.
Nay ta thay cái tên của trường nhưng giữ nguyên cái ruột bản chất của trường là thầy và trò và chất lượng đào tạo, thì khi đó mọi người sẽ biết là "À, trường Chuyên Hà Nội ngày xưa là trường Chuyên Hà Nội - Amsterdam đây mà, chắc là tốt lắm, phải cố vào thôi".
Như vậy là với những người ngoài không phải là học sinh trường Ams, cái họ thấy thì đó chỉ là một cái tên, một cái mác, đó không phải cái mà họ quan tâm. Cái mà họ quan tâm là chất lượng đào tạo, chất lượng giáo viên và học sinh trong trường, để khi cho con em vào trường học, họ thấy yên tâm.
Và dù tên trường có đổi 100 lần nữa, thì trường Ams vẫn là trường Ams với chất lượng đó, con người đó và uy tín đó, chẳng có gì thay đổi. Điều duy nhất thay đổi là cái MÁC ở trước cổng trường mà thôi. Vì thậm chí có khi người ngoài họ vẫn gọi dân trường Ams sau khi đã đổi tên là Amser, vẫn sẽ gọi là trường Ams, còn cái tên mới thì hãy để cho các thế hệ học sinh sau này của trường đánh giá và định hình uy tín cho nó.
Mình tin là tương lai khi uy tín của trường vẫn được giữ vững nhờ các thế hệ học sinh và giáo viên trong tương lai, thì các Amser ngày nay đang phản đối đổi tên mới sẽ hiểu rằng quan trọng gì cái tên, quan trọng là điều mình tự hào ngày xưa với Ams cho tới nay vẫn không hề thay đổi với Chuyên Hà Nội.
Liệu có khác gì Trường Bưởi và trường Chu Văn An - ngôi trường 100 tuổi với cả 2 cái tên khác nhau?
-
02-02-2010, 08:54 AM #35
Member
- Ngày tham gia
- Mar 2016
- Bài viết
- 0
Ở đây cũng có Amser à?
Mình định đưa vấn đề này của trường lên vì vốn nghĩ diễn đàn LSVN mình gồm những người có suy nghĩ sâu sắc. Nhưng nói thật mình hơi thật vọng về tư duy thành kiến của một vài bạn ở đây.
1. Mình biết Amser bị ghen ghét, bị đì khi đi thi ghê lắm. Nhưng đừng có chụp mũ bảo đi đâu cũng vênh cái mặt lên. Không có cái gì thì có dám vênh cái mặt lên không? Mà có phải ai ra đường nhìn người ta bằng nửa con mắt cũng đều là hs Ams à? Suy luận rất quy chụp.
Chả ai hỏi thì thôi, chứ hồi xưa bảo cháu là hs quèn ở Ams thôi mà ng` ta cũng gật gù. Mình thì là phần tử học kém thôi nhưng chả lẽ trường Ams toàn thằng như mình thì thiên hạ sao lại gật gù thế được.
2. Có quan điểm cho rằng bỏ tên Ams đi vì đấy là sính ngoại. Điều đó không chính xác. Tên trường do đâu mà có, chắc ít nhiều người biết. Do nhân dân Amsterdam đóng góp xây dựng. Tên trường không phải là tên cái thành phố đèn đỏ của Hà Lan như bạn Long Quân nói. Tên trường là tên của tình hữu nghị 2 dân tộc chứ không phải là chạy theo Tây làm gì cả.
Cũng chả phải là học sinh sính ngoại nên gọi thành Ams. Đó là cách gọi gọn đi thôi. Hs ở HN gọi Chu Văn An là Chu, Lomonosov là Lô-mô. Có sao đâu. Thế bây h thik bài ngoại thì đổi tên Lomonosov thành gì? Thành trường Lô thôi cho ngắn gọn nhé? Việt Nam - Angieri thì sao? Vẫn gọi là Việt - An đấy, nghe rất thuần Việt mà có phải thuần Việt đâu? Hay Việt Đức - thủ đô của dân chơi thủ đô thì thành gì? (xin lỗi các bạn học ở đó, ví dụ vui thế thôi).
Vì đó là tên của tình hữu nghị thì sao lại đổi đi để xóa sổ nó? Chả lẽ VN với Hà Lan sắp đánh nhau ah? Hay là HN bây h có tiền rồi, bảo mấy ông Hà Lan: Trường các ông xây đấy, tôi trả, mang tàu sang mà dỡ gạch vữa về.
3. Nói riêng về chất lượng đào tạo. Về danh nghĩa, Ams là trường chuyên duy nhất của HN cũ và bây h có thêm chuyên Nguyễn Huệ của Hà Đông. Các trường chuyên TH và SP không thuộc Sở GD-ĐT Hà Nội mà trực thuộc các trường ĐH. Không có chuyện sáp nhập các trường này lại với nhau.
Về chất lượng đào tạo thể hiện ở thành tích thi HSG quốc gia và quốc tế, do lịch sử các trường chuyên kia mới thành lập nên không thể nói do Ams có nhiều giải hơn mà giỏi hơn. Cá nhân mình thấy về mặt này thì các trường chuyên kia tốt hơn hẳn. Họ có giáo viên ĐH, đầu tư ôn luyện nghiêm túc nên các giải quốc gia và quốc tế ngày một nhiều.
Nhưng có một điều sở dĩ HSG ở HN vẫn vào Ams vì môi trường của 2 hệ khác hẳn nhau. Các trường chuyên của ĐH có phong cách học rất ĐH kiểu VN, tức là nặng về ôn luyện cày cuốc. Đầu vào các trường lại có quy mô lớn, gồm HSG các tỉnh phía Bắc. Thành tích tốt là điều dễ hiểu.
Còn Ams chỉ tuyển hs ở HN theo hộ khẩu vì trường thuộc Sở. Nhiều bạn đỗ chuyên TH hay SP vẫn vào Ams vì ở đây môi trường học rất thoải mái, các hoạt động ngoại khóa rất mạnh. Thành tích học tập nói chung không phải là loại bá đạo gì ở HN nhưng chất lượng lại thể hiện ở đầu ra. Học sinh du học mỗi năm tầm 200-300 người tức là 1/4 - 1/3 học sinh tốt nghiệp.
Ở đây mình không có ý so sánh xếp hạng mà chỉ muốn các bạn hiểu rằng trường Ams đặc biệt ở cái môi trường sư phạm của nó chứ không phải ở cái thành tích nào khác. Còn đầu vào thì cũng chỉ như thậm chí thấp hơn so với các trường chuyên kia của HN.
4. Về cách xử lý của Sở. Ở đây cũng có bạn nhìn ra rồi.
Ban đầu TP cho 400 tỷ xây trường mới, dự án đề hẳn tên Hà Nội-Amsterdam. Thế mà khi dự án sắp xong thì Sở mới bày trò đổi tên. Sở biết trường không chịu nên mới đưa về 2 phương án. Các báo nói rằng trường Ams chịu đổi tên, thực ra không phải!!! Mà là trường bị ép phải chọn 1 trong 2 phương án oái oăm của Sở. Tất nhiên vì tương lai phát triển của trường, BGH phải chọn phương án 1 mà Sở đã đón sẵn. Các bạn chỉ nghĩ đến việc chọn PA 1 mà sao không đưa ra câu hỏi: Sao lại chỉ có 2 PA? Không thể có PA nào khác hay sao?
Sở chả quá bắt ép Ams đổi tên nhưng bày đặt dân chủ nên mới đưa cho 2 PA. Kiểu Quốc hội bầu ông Nguyễn Minh Triết làm CTN. Mỗi đb có 2 PA mà thôi: Đồng ý hay không đồng ý. Đó là dân chủ đấy.
5. Trong topic cũng có các bạn Lương Thế Vinh. Đây là một ví dụ nổi tiếng về một trường dân lập có chất lượng đào tạo cực tốt ở HN. Nhưng các bạn ở đây lại cho rằng thành công của trường toàn là do học sinh cả, học sinh giỏi vào trường thì ra trường cũng giỏi, đỗ ĐH mà không cần học hết chương trình trường dạy cho. Mình không đồng tình. Thầy hiệu trưởng Văn Như Cương của LTV đã thiết lập một kỷ luật sắt và một phương pháp giảng dạy hiệu quả. Thế nên tỉ lệ đỗ TN của trường mới 100%. Nếu không thử hỏi các trường dân lập khác sao tỉ lệ trượt TN cao thế? Nếu không phải là do công lao của nhà trường thì sao các bạn có thể có thành tích tốt được?
Trở lại Ams, những gì Ams cho học sinh cũng như những trường khác cho học sinh thôi. Nhưng có 1 cái riêng nữa, đó là niềm tự hào truyền thống. Không ý thức được truyền thống, các lớp người đi trước làm được thì sao các khóa sau có thể quyết tâm học tập noi theo đây? Không có truyền thống thì sự cố gắng cũng chỉ là cá thể và thành tích cũng chỉ là cá nhân nhất thời thôi. Học sinh Ams hiểu rằng mỗi cố gắng của mình là vì tập thể, thành tích của mình là một phần của thành tích tập thể. Danh tiếng của trường không phải là lớp lá chắn mà lại chính là cái mỗi hs cần vun đắp.
Thế cho nên thành tích của trường mới có sự ổn định hàng năm, khóa sau nối theo khóa trước, không có sự gián đoạn như những cá nhân hiện tượng lóe sáng rồi vụt tắt. Thử hỏi không có truyền thống đấy thì trường Ams sẽ là cái gì? Sẽ chỉ là cái lò đào tạo những cái máy cày thành tích thôi, nhận được thành tích rồi ra trường, coi nơi mình học chỉ là nơi ghé chân của 3 năm mà thành tích của mình là do mình cả như cái bạn LTV trên kia phát biểu.
6. Bác Cực Hữu nói rất đúng. [IMG]images/smilies/41.gif[/IMG]
Phải tìm hiểu xem tại sao Sở làm như vậy.[IMG]images/smilies/4.gif[/IMG]
Em cũng có quan điểm của mình rồi, nhưng rất tiếc không phải là quan điểm phổ biến của mọi người.
Em cũng đưa ra lý lẽ để giữ lại tên trường nhưng nó chưa thực sự hoàn chỉnh.
Tiện đây cũng xin thưa với các bạn rằng tên trường Ams chỉ là một cái tên mà thôi, nhưng nó cần được giữ lại.
Em xin phép chưa phát biểu vội mà đợi cục gạch của bác.
Mai em phải đi họp "biểu tình" sớm[IMG]images/smilies/4.gif[/IMG]
7. Còn bạn phóng viên dỏm, ngắn gọn thôi: Bạn đã nhận là không biết rồi thì dựa cột mà nghe. Biết có người không thích Ams cũng hùa theo nói dựa.
Mình không muốn vơ đũa cả nắm nhưng mà Nguyễn Trãi là 1 trường có học sinh phang nhau hăng hái lắm, đi học muộn trèo tường ào ào. Chả có ý gì đâu nhưng để lại csvc cho họ bọn mình cũng thấy xót xa. Bây h về thăm trường cũ thì hóa ra là vào Nguyễn Trãi, không bị quy cho là nhìn đểu rồi bị úp sọt là may.
Cá nhân mình cho rằng đây là chuyện nội bộ của Sở và việc đấu tranh là việc nội bộ của Amser. <Chúng mình gọi nhau là Amser thì là việc của chúng mình, các bạn đừng chèn ép việc gọi tên của người khác, nếu quá đáng người ta gọi là GATO (ghen ăn tức ở) đấy>.
Cá nhân mình và đa số đều không tán thành biểu tình. Nhưng bọn mình có tiếng nói và phải thể hiện quan điểm, hs trường mình được dạy rằng mỗi người là một công dân có nghĩa vụ với đất nước và có quyền được nói lên tiếng nói của mình để thực hiện nghĩa vụ đấy. Vấn đề là phải hiểu tình hình, đưa ra quan điểm như thế nào và thể hiện nó như thế nào.
Nếu cứ giữ cái tư duy sợ lãnh đạo, thấp cổ bé họng thì nhắm mắt cho qua, chả bao h khá được.
Rất cảm ơn các bạn đã quan tâm và cho ý kiến đóng góp ở đây.
Thân.
-
02-02-2010, 11:10 AM #36
Silver member
- Ngày tham gia
- Sep 2015
- Bài viết
- 18
Em chỉ muốn hỏi ở đây có mấy ai học Ams ra mà nói về ams như là ở trong chăn mới biết chăn có rận ạ? Hay chỉ là thấy học sinh Ams ở những nơi luyện thi đại học, những lớp học thêm, thấy học sinh Ams tự tin vì kiến thức của họ mà nghĩ rằng Ams kiêu căng, Ams thế này thế kia? Hay tại các anh các chị thấy học sinh Ams có prom có dạ hội, có ca nhạc, có giải bóng rổ nơi mà học sinh Ams thể hiện những thứ sách vở k mua được 1 cách xuất sắc nhất mà ở trường các anh các chị k bao giờ có? Bản thân cái tên trường Hanoi Amsterdam đâu phải chỉ 1 mình học sinh Ams gọi đấy là Ams, cứ thử đợi đến tối, những học sinh đi học thêm ở trường hỏi các em ấy xem em đi học ở đâu? Liệu có học sinh nào nói là em đi học thêm ở trường Hanoi Amsterdam hay k? hay từ phụ huynh đến học sinh cũng chỉ nói là đưa cháu nó đi học ở trường ams. Nếu nói là sính ngoại phải chăng từ trẻ con đến những người lớn tuổi, từ những bậc cha chú đến những em bé còn ngồi trên ghế tiểu học, trung học cơ sở đều sính ngoại hết sao? Và hằng năm, hàng ngàn học sinh, đều cố gắng bỏ tiền bạc mua hồ sơ ôn luyện vào cấp 2 Ams, cấp 3 Ams, những em đấy, bố mẹ em đấy, sính ngoại cả sao? Phải chăng từ ngày xưa, khi trường được thành lập, chính quyền ngày đó cũng sính ngoại?
Học sinh giỏi vẫn cứ chọn trường chuyên trường giỏi để thi vào đấy là điều tất yếu, nhưng còn những con người đã lớn lên và thành công từ ngôi trường ấy 25 năm nay, chắc đều đã k còn í nghĩa gì cả? Họ phải giải thích sao với con cháu rằng mình thuộc thế hệ Trường chuyên Hà Nội trước, hay có tên là Hanoi Amsterdam chứ k phải thế hệ sau?
Thật đáng buồn là thế hệ trẻ bây giờ thờ ơ với những gì diễn ra xung quanh mình, tất cả chỉ đem ra để bàn tán mua vui, so sánh. Nếu 1 ngày đẹp trời, có người bảo cho anh tiền, với điều kiện anh phải mang họ của người ta, tên người ta đặt cho, con anh mang họ người ta, tên người ta đặt cho. Liệu anh có vì đồng tiền mà bán đi cái liêm sỉ cá nhân về nói với bố anh, ông nội, tổ tiên anh k?
Đừng nói nếu anh có con bây giờ, cháu nó thi đỗ vào Ams, anh k đi khoe, k thấy tự hào và hãnh diện, thay vào đó, anh tủi nhục và tức giận, mắng cháu " sao mày thi vào trường của bọn sính ngoại" [IMG]images/smilies/1.gif[/IMG]
Ams k chỉ là cái tên mà là lòng tự hào, là niềm kiêu hãnh, sự mơ ước k chỉ của bao nhiêu thế hệ đi trước mà cả bây giờ.
-
02-02-2010, 11:43 AM #37
Junior Member
- Ngày tham gia
- May 2016
- Bài viết
- 0
Trong bài này, tôi phân tích 3 mặt sau:
1) Tầm nhìn và chiến lược của lãnh đạo.
2) Tình hình hiện nay, thế và lực.
3) Gợi ý về phương sách.
Như ta đã rõ, xây dựng cơ sở vật chất mới và di dời trường Ams là công trình chào đón 1000 năm Thăng Long. Ý định của các lãnh đạo là muốn đầu tư để có 1 cơ ngơi giáo dục đẳng cấp cho xứng đáng là nền giáo dục thủ đô. Cơ sở vật chất có rồi, họ muốn tận dụng nhân lực giáo viên, học sinh trường Ams. Vì đây phải là công trình "mới", nên chỉ có 2 phương án: hoặc trường Ams đổi tên, hoặc phải nhường lại 1 số nhân lực. Nói chung là bắt buộc phải có 1 trường "mới" ra đời để đánh dấu bước chuyển mình của giáo dục thủ đô.
Đến nay, chưa có văn bản chính thức nào của Sở đưa ra, thông tin hoàn toàn đến từ báo chí mà thôi. Nếu quan sát về các đề án trước đây của nước ta thì dễ dàng rút ra được quy luật về chiến lược của giới lãnh đạo: ban đầu là giai đoạn thăm dò thái độ dư luận bằng truyền thông, sau đó sẽ ra quyết định: nếu phản đối quá mạnh mẽ, hủy đề án, nếu dư luận đồng tình hoặc sức phản đối yếu ớt, sẽ bước vào giai đoạn 2, giai đoạn ban hành và thực hiện. Giai đoạn thăm dò có thể nhanh có thể chậm, nhưng là tối quan trọng, bởi nó quyết định mọi sự về sau. Nếu có làm gì, bắt buộc phải hoàn thành trong thời gian của giai đoạn này. Giai đoạn sau sẽ diễn ra rất chớp nhoáng, nhanh gọn. Căn bản, ko thể kịp có sự biến chuyển nào về chất trong giai đoạn cuối này nữa.
Cho đến nay, lập luận đòi giữ tên của trường Ams mới chỉ gồm có niềm tự hào truyền thống của nhà trường, và tình cảm gắn bó của học sinh, giáo viên với trường. Hoàn toàn ko đủ!
Những lập luận đó chỉ có giá trị với "Amsers" mà thôi. Những người ko phải "Amsers" ko bao giờ có thể có niềm tự hào truyền thống hay phát sinh tình cảm được. Nói ngắn gọn, ngoài những người trong trường Ams, cộng đồng hiện nay chưa đứng về phía các bạn. Tuy trường Ams có thành tích cao trong học tập, nhưng đóng góp của Amser trong xã hội sau này khá mờ nhạt, ko có nhiều nổi bật khiến cộng đồng phải chú ý.
Trường hợp tệ hơn, và dễ là sẽ xảy ra, đó là cộng đồng ủng hộ đề án của chính quyền. Giả dụ các bạn là bậc phụ huynh có con đi học cấp 3, chắc chắn các bạn sẽ đồng tình ko lưỡng lự với ngôi trường 1000 tỷ vừa có trang bị hiện đại đẳng cấp vừa có giáo viên giỏi hơn là với thương hiệu Ams.
Túm lại, trường Ams đang ở thế bất lợi. Thứ nhất, các bạn ko có nhiều thời gian. Thứ 2, lực lượng của các bạn quá yếu.
Cho câu hỏi của bác Hungcip: thực ra mọi sự rất dễ. Nếu tôi là lãnh đạo, tôi sẽ chẳng cần đếm xỉa đến tiếng nói của vài người, nếu vài trăm vạn người khác ko có phản ứng hoặc cũng xuôi xuôi.
Tuy nhiên, thắng thua là việc khách quan, chỉ có thể dự đoán được mà ko thể chắc chắn được. Nếu còn cơ hội, mọi tình thế đều có thể lật ngược.
Điều quan trọng đối với trường Ams hiện nay ko phải là lấy ý kiến, xin chữ ký, thỉnh nguyện thư, mà là phải tìm cách lôi kéo thuyết phục cộng đồng nhân dân Hà Nội, lẫn cả lãnh đạo Hà Nội rằng trường Ams, với về dày lịch sử của mình, đã gắn bó với văn hóa và giáo dục Hà Nội như thế nào. Khơi gợi cho họ cái tên ngôi trường có xuất xứ ý nghĩa thế nào, những ngày đầu tiên của ngôi trường khang trang thắm tình hữu nghị trên thành phố vừa bị tàn phá như thế nào, con em Hà Nội đã học và hành trong ngôi trường ấy ra sao... (tôi nghĩ 1 cuộc triển lãm ảnh, kỷ vật và gặp gỡ các thế hệ học sinh, giáo viên, nhân dân sống quanh trường sẽ có ích).
Còn 1 vấn đề nữa, tôi đã nói 1 lần trên trang của Ams khi họ chọn báo HHT làm cơ quan đỡ đầu. Tôi cho rằng ko nên dựa dẫm vào giới truyền thông. Bởi, 1 khi trên đã quyết định, cả báo HHT cũng sẽ phải đồng tình. Bởi thế, nên chọn 1 cơ quan xã hội khác làm đỡ đầu, nhất thiết ko được là ngành báo chí (báo nahf ta vốn ba phải).
Sau chót, tôi có lời là mong các bạn Ams luôn luôn giữ bình tĩnh và chuẩn bị tinh thần. Mọi việc đều có hơn có kém, ở đời ko ai thắng mãi bao giờ. Ngộ nhỡ, nếu việc ko được như ý, ko nên nảy sinh thái độ bất mãn và chống đối.
-
02-02-2010, 12:14 PM #38
Junior Member
- Ngày tham gia
- Nov 2015
- Bài viết
- 0
7. Còn bạn phóng viên dỏm, ngắn gọn thôi: Bạn đã nhận là không biết rồi thì dựa cột mà nghe. Biết có người không thích Ams cũng hùa theo nói dựa.
Mình không muốn vơ đũa cả nắm nhưng mà Nguyễn Trãi là 1 trường có học sinh phang nhau hăng hái lắm, đi học muộn trèo tường ào ào. Chả có ý gì đâu nhưng để lại csvc cho họ bọn mình cũng thấy xót xa. Bây h về thăm trường cũ thì hóa ra là vào Nguyễn Trãi, không bị quy cho là nhìn đểu rồi bị úp sọt là may.
Xin lỗi, thằng con như cậu thì tôi k cầnlớn lên tí đi nhé
Không biết thì đừng nói to thế Vật vã vs những người k biết gì mà tỏ ra nguy hiểm
-
02-02-2010, 12:41 PM #39
Junior Member
- Ngày tham gia
- Nov 2015
- Bài viết
- 0
Xin lỗi, thằng con như cậu thì tôi k cầnlớn lên tí đi nhé
Trích:
Không biết thì đừng nói to thế Vật vã vs những người k biết gì mà tỏ ra nguy hiểm
thứ nhất nếu coi đây là cách nhìn người của ams được không nhỉ ? những người naỳ theo tôi bik đều có học thức ở mức nhất định chứ không phải thuộc dạng dân ngu không bik gì . người ta hiểu sai về trường bạn bạn càng viết như vậy thì dược cái gì ? hay là bạn muốn chứng minh cho người khác thấy amser nhà các bạn là đúng như những gì người khác nói về các bạn ?
-
02-02-2010, 02:15 PM #40
Junior Member
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 0
Tớ thì tớ chỉ thấy cái cách xử lý hiện tại hơi bị phản cảm thôi.
Vụ này động chạm tới học sinh và cựu học sinh của của trường Ams. Trong số này có rất nhiều người có trình độ và là lực lượng trẻ, tương lai của đất nước. Nhưng cách hành xử của các bác thì chả ra sao cả.
Đồng ý là khoản đầu tư để xây dựng trường mới là rất ổn. Đặt tên mới là HN, không dính dáng gì tới nước ngoài cũng là rất ổn, chả ai dám phản đối. Có điều lại muốn bệ nguyên cả đội ngũ giáo viên - học sinh của Ams sang. Kiểu như đánh cây giống từ chỗ khác sang, tạo ra cảm giác áp đặt mà học sinh ở lứa tuổi thích phản kháng này rất khó chấp nhận. Dần dần sẽ tạo thành lực lượng "phản động" đầy tiềm năng cho các lực lượng dân chủ ở bển lôi kéo.
Tiếp theo là cái vụ xóa sổ cái tên HN-Ams. Nhiều bạn cho rằng việc xóa tên là bình thường, vì Hà Lan giờ có giúp gì mình nữa đâu. Nhưng tớ lại cho rằng thế không phải đúng đạo lý. Lúc người ta giúp mình là lúc mình đang khó khăn. Các cụ bảo là "một miếng khi đói bằng một gói khi no". Có thể người Hà Lan chả quan tâm gì đến cái ngôi trường này nữa rồi, nhưng vẫn cần phải giữ nó vì nó thể hiện tinh thần biết ơn của dân tộc ta. Cao hơn nữa, về mặt chính trị thì nó thể hiện rằng công cuộc xây dựng XHCN của ta mấy chục trước không phải bị thế giới quay lưng như chúng nó rêu rao, mà vẫn còn nhân dân tiến bộ tại các nước ủng hộ. Xóa bỏ trường này cũng giống như đập bỏ một cái tượng đài kỷ niệm, rồi thế hệ sau sẽ còn ai nhớ đến việc này?
Cái cuối cùng là tớ thấy hình như các bác chỉ muốn trường mới có ngay được chất lượng cao vốn có của HN-Ams. Tớ rất ngại rằng nó lại tạo ra cảm giác là trường mới đi cướp thành tựu của trường Hn-Ams. Nếu lấy lý do để chào mừng 1000 năm Thăng Long thì ý kiến cá nhân là tớ thấy cực cực kỳ phản cảm. Nguyên khí Thăng Long chả lẽ phải tạo dựng từ những thứ "lấy" của người khác? Vụ hoa hoét vừa rồi đã phải tốn bao giấy mực để phân định rõ đối tượng bẻ hoa thực sự là ai, cuối cùng một quyết định từ đúng cơ quan của Hn lại làm việc này. Thua.
Còn quay trở về chủ đề của topic. Nếu là tớ, tớ sẽ dựng 1 trường mới. Số tiền vốn khổng lồ thay vì chỉ đắp vào cơ sở vật chất, tớ sẽ chia ra 1 phần để đầu tư vào lương bổng cho các giáo viên và tạo quỹ hỗ trợ cho các hoạt động của học sinh. Mục đích là để trường mới có nội lực thực sự chứ không phải cái vỏ nhà cửa. Rồi cho nó cạnh tranh với những trường khác trong HN, để tự học sinh và giáo viên giỏi thấy hấp dẫn và đổ về.
cùng nhu cầu ngấm mỹ nâng mũi càng ngày càng cao vì thế danh thiếp cơ sở làm đẹp không trung ngưng “mọc lên”. với cùng rất giàu am tường điệp, lăng xê khác rau xuể vấn khách khứa quán. trong suốt “ma...
Địa chỉ thẫm mỹ nâng mũi uy tín, đẹp tại Đà Nẵng hiện nay