
Gửi bởi
la_communista
Phải nói là trong một thời gian quá dài, vì mục đích thống nhất đất nước, lịch sử đã bị nhìn dưới một lăng kính méo mó, dẫn đến tư duy lịch sử cũng méo mó để lại di căn khó chữa trị trong nhiều thế hệ, những bạn trẻ ở đây.
Tôi xin nhắc lại một số tiền đề tranh luận của mình:
1/ Tôi muốn đặt tính khách quan của lịch sử lên trên những đấu tranh về lợi ích của các tập đoàn người khác nhau trong tiến trình. Tức là sự thật được phơi bày đúng như nó đã diễn ra, trước khi được đánh giá một cách khách quan.
2/ Tôi không nói rằng chúng ta phải cảm ơn thực dân Pháp vì bất kỳ điều gì. Trẻ con cũng có thể hiểu là thực dân Pháp xâm lược VN chỉ vì mục đích phát triển kinh tế thực dân, bóc lột thuộc địa. Đó là một quá trình tổng quát. Tuy nhiên, ngay cả khi gác qua một bên các viên chức thuộc địa, dù không nhiều, thực bụng có ý muốn mang đến những điều tốt đẹp qua các cải cách mang tính cải lương (thời kỳ mặt trận bình dân 1936-1939 hay những cải thiện trong cách cai trị được tiến hành nhỏ giọt trước đó), những thay đổi mà chế độ thuộc địa tạo ra ở VN cũng là hết sức rõ ràng. Chế độ đó đã tồn tại và có những nét tích cực cho đến mãi tận cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 và Chiến tranh thế giới thứ hai, khi các phong trào dân tộc chủ nghĩa trong nước chín muồi và người VN giành lại quyền cai trị VN.
Nhiều bạn trẻ chỉ biết đến thời Pháp thuộc qua những tác phẩm văn học của Ngô Tất Tố, của Vũ Trọng Phụng, của Nam Cao (mà chỉ riêng ở việc này cũng cho thấy sự tôn trọng tự do ngôn luận ở giai đoạn này không phải là tồi, khi báo chí, các tác giả văn học và các nhà báo có thể thỏa sức chửi bới chế độ, từ các ông tây bà đầm đến những người làm việc cho Pháp, "tay sai", mà không hề gặp phải sự kiểm duyệt nào của nhà chức trách, để đến ngày nay các bạn được đọc những tác phẩm đó) hay các bài giảng giáo khoa trong nhà trường, dẫn đến cái nhìn hết sức lệch lạc về giai đoạn này.
Đầu tiên, tôi xin khẳng định những cuộc đấu tranh chống Pháp, của Trương Công Định, của Phan Đình Phùng, của Đề Thám trước kia là hoàn toàn đáng khâm phục và ngưỡng mộ, thể hiện không chỉ sự chống đối lực lượng ngoại xâm đang tước đi của họ quyền được làm người sĩ phu trong một quốc gia độc lập, mà còn cả lòng yêu nước nữa. Giống như thế, các phong trào do Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh khởi xướng và cuộc cách mạng do Hồ Chí Minh cùng những đồng chí của ông hoàn tất sau này, là đúng đắn, in đậm dấu ấn chủ nghĩa dân tộc của một dân tộc đã có hàng nghìn năm chống ngoại xâm. Với tư cách là một người VN, tôi hoàn toàn tán thành hành động của họ và nếu sinh ra ở thời đó, cũng có thể đã trở thành một người cách mạng, nếu sự can đảm và tài năng của tôi cho phép.
Tuy nhiên, với tư cách là một sử gia công tâm, phải nhận thấy rằng lịch sử không phải là một cuộc trắc nghiệm chỉ có đúng và sai, phải và trái, kẻ ác và người xấu.
Dông dài về phương pháp luận như thế là đủ. Tôi xin bắt đầu dẫn ra một số tư liệu để cho thấy thời kỳ Pháp thuộc có vai trò như thế nào với lịch sử VN.
Chế độ Pháp thuộc, bắt đầu từ 1870 ở cả ba miền, đã có vai trò tích cực trong việc thúc đẩy đời sống xã hội ở VN cho đến khi nước Pháp lâm vào khủng hoảng giai đoạn 29-33 và vướng vào cuộc chiến tranh thế giới thứ 2.
Từ 1870 đến 1943, nhờ cải thiện về thực phẩm, môi trường sống, sinh hoạt, giao thông và y tế, dân số cả nước VN đã tăng gấp đôi, từ khoảng 11 triệu lên 22 triệu người (Bureau International du Travail; Problèmes du travail en Indochine, Geneve, 1937).
Năm 1864 người Pháp đã thành lập bệnh viện chính phủ đầu tiên, Chợ Quán, Sài Gòn. Năm 1939, có 25 bệnh viên đa khoa, 104 trung tâm y khoa, 170 bệnh xa, 105 chuẩn y viện, 221 nhà hộ sinh, 43 trung tâm chuyên môn (nhà thương điên, hay phong hủi...) trên toàn quốc (Trương Bá Cần, L'Action diplomatique de la France en vue de consolider son établishment en Cochinchine, Paris 1963). Hầu hết các trung tâm này được đặt ở những thành thị lớn và tỉnh lỵ. Các viện Pasteur được thành lập ở Sài Gòn, Nha Trang, HN và Đà Lạt (là một trong số nhiều cơ sở hạ tầng quan trọng mà chính quyền đến tận bây giờ vẫn còn thừa hưởng). Nếu đợi Minh Mạng hay Nguyễn Huệ thì tôi cho rằng muôn kiếp người Việt cũng sẽ chỉ biết quanh quẩn với các ông lang băm đau bụng uống nhân sâm mà thôi. Đặc biệt, "các cơ quan y tế và vệ sinh là những cơ quan hoàn toàn miễn phí, mà không một tổ chức nào ở Đông Nam Á thời bấy giờ có thể bì kịp" (Premier rapport de la Sous-commission de modernisation de l'Indochine, Paris, 1948).
Tạm thế đã, còn rất nhiều việc người Pháp làm được ở Đông Dương trong quá trình cai trị của họ, hẹn các bạn trong một bài khác.
cùng nhu cầu ngấm mỹ nâng mũi càng ngày càng cao vì thế danh thiếp cơ sở làm đẹp không trung ngưng “mọc lên”. với cùng rất giàu am tường điệp, lăng xê khác rau xuể vấn khách khứa quán. trong suốt “ma...
Địa chỉ thẫm mỹ nâng mũi uy tín, đẹp tại Đà Nẵng hiện nay