-
04-23-2009, 06:52 AM #51
Junior Member
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 0
nếu không đồng ý thì bác vặn lại đi !
cá nhân tôi thì thấy rất đúng đó chứ
-
04-23-2009, 07:04 AM #52
Junior Member
- Ngày tham gia
- Nov 2015
- Bài viết
- 0
Công bằng mà nói thì lão Newgod nói hợp lý, vả lại ta cũng không tội vạ ơn đức gì với Công giáo nên không có hứng cãi lại [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG]
Tuy nhiên về vấn đề Trương Vĩnh Ký, nếu ông Ký là một kẻ phản nước hại dân như bài của traivietnam nêu thì chẳng phải Đảng và NN ta hiện tại lại ghi ơn ông ta, cho rằng đáng để tưởng nhớ đến nỗi phải đặt tên đường, tên trường à? Lướt qua ý kiến các học giả về ông Ký cũng thấy đủ lời khen chê, thật không biết đâu mà lường.
-
04-23-2009, 07:22 AM #53
Junior Member
- Ngày tham gia
- Nov 2015
- Bài viết
- 0
Gửi bởi HangKhungLam
- Phong kiến phương Bắc dùng Nho giáo phục vụ cho việc cai trị Đại Việt trong thời gian Bắc thuộc VS. mấy lão truyền giáo Bồ Đào nha định dùng chữ quốc ngữ để tiêu diệt văn hóa Việt Nam và cải đạo dân Việt.
- Nho giáo VS. "Công" giáo (vũ khí chiến lược)
- Nho giáo VS. chữ quốc ngữ (vũ khí chiến thuật)
Vì bạn Hàng Khùng Lắm không phân biệt được các đối tượng tương đương trong phép so sánh cho nên bị rối .
Ở đây , ta thấy :
- Bản thân Nho giáo và Chữ quốc ngữ không có tội tình gì cả , mà nó phục vụ rất tốt cho xã hội , và cho dân tộc một khi nó là vũ khí của chính chúng ta.
- "Công" giáo bản thân cũng chỉ là một tôn giáo , tự nó không gây nên "tội" . Nhưng nó không phục vụ tốt cho xã hội .
- Con người gây nên tội . Ai ? Phong kiến phương Bắc + bọn truyền "Công" giáo và đám tín đồ phản quốc của chúng .
-
04-23-2009, 09:42 AM #54
Junior Member
- Ngày tham gia
- Nov 2015
- Bài viết
- 0
Không có chữ quốc ngữ ta xài chữ Nôm đâu phải ông cha ta dốt nát đến nổi không có chữ viết,đối với De Rhode vẫn phải biết ơn ông ấy nhưng không nên vì thế mà cho rằng không có chữ QN là không được
Trung Quốc,NB,TT chữ viết của mấy dân tộc đó đâu có dựa trên bản chữ cái Alphabet mà chúng nó vẫn sống tốt vẫn phát triển vẫn đưa được chữ viết của chúng nó lên máy tính thậm chí chúng nó học tiếng Anh giỏi đâu thua kém gì người Việt
-
04-23-2009, 01:47 PM #55
Junior Member
- Ngày tham gia
- Nov 2015
- Bài viết
- 0
Gửi bởi John Patrick Mason
Những người đầu tiên có ý nghĩ la-tinh-hóa ngôn ngữ châu Á (Nhật, Tàu và tiếng Việt) là các tu sỉ dòng Tên Bồ Đào Nha giảng đạo tại Á châu trong thề kỷ 17. Đây là một sự thật lịch sử hiển nhiên mà hầu như các nhà nghiên cứu văn hóa và giáo hội Công giáo Việt Nam, cũng như các giới chức thực dân Pháp thực dân đã vô tình hay cố ý bỏ quên để chỉ đề cao một mình Alexandre de Rhôde như vị thánh tổ duy nhất đã sáng tạo ra chữ quốc ngữ.
Các tu sĩ dòng Tên Bồ Đào Nha bắt đầu truyền đạo ở Đàng Trong từ 1615. Từ 1617 họ khởi công la-tinh-hóa tiếng Việt. Người có công đầu trong việc này là linh mục Francis de Pina. Ông sinh tại Bồ Đào Nha năm 1585, đến giảng đạo tại Đàng Trong năm 1617 và sinh sống tại Việt Nam liền trong 8 năm. Lúc này, trụ sở của dòng Tên Bồ Đào Nha đặt tại Thanh Chiêm là dinh trấn của Nguyễn Phước Nguyên, nay là huyện Điện Bàn, Quảng Nam. Bề trên của nhà dòng là linh mục Buzomi cũng là một nhà ngôn ngữ học, và chình ông đã sáng tác một hệ thống văn phạm tiếng Việt.
Năm 1618, linh mục Francis de Pina là người đầu tiên dịch các kinh la-tinh sang tiếng Việt. Đó là kinh Lạy Cha (Pater Noster), kinh Kính Mừng (Ave Maria). Kinh Tin Kính (Credo), kinh Sáng Danh (Gloria), ….
Đến năm 1622, linh mục Francis de Pina hoàn thành một hệ thống ghi âm theo mẫu tự la-tinh thích hợp với lối phát âm và thanh điệu tiếng Việt. Năm 1624, linh mục Pina mở trường dạy nói tiếng Việt và dạy viết chữ quốc ngữ tại Thanh Chiêm để dạy các giáo sĩ mới đến giảng đạo tại Việt Nam, trong số đó có Alexandre de Rhôde và Antonio de Fontes.
Alexandre de Rhôde được linh mục Pina dạy tiếng Việt từ 1624 đến cuối năm 1625 thì chẳng may linh mục Pina bị tai nạn chết đuối tại bến cảng Đà Nẵng.
Linh mục Pina đóng vai trò quan trọng trong việc sáng tạo chữ quốc ngữ, nhưng ông không phải là người duy nhất, vì có nhiều người khác đã đóng góp những nỗ lực của họ trong việc phân tích văn phạm, phân tích ngữ âm và thanh điệu của tiếng Việt. Do đó, công trình sáng tạo chữ quốc ngữ là một công trình tập thể của các tu sĩ dòng Tên Bồ Đào Nha giảng đạo tại Á Châu trong thế kỷ 17.
Nhiều người thường căn cứ vào việc xuất bản cuốn tự điển Việt-Bồ-La tại Rome năm 1651 để xác quyết Alexandre de Rhôde là tác giả đã phát minh ra chữ quốc ngữ. Sự thật Alexandre de Rhôde không phải là tác giả của cuốn tự điển này. Ông chỉ là người viết thêm vào tự điển phần la-tinh mà thôi. Hai phần quan trọng liên quan đến chữ quốc ngữ là tự điển Việt-Bồ thuộc công lao của linh mục Bồ Đào Nha Gaspar de Amaral và tự điển Bồ-Việt của linh mục Bồ Đào Nha Antonio de Barbose. Alexandre de Rhôde chỉ là một biên tập viên chứ không phải là tác giả của cuốn tự điển quan trọng này, nhất là vể phần Việt ngữ, nên ông ta không thể được coi là cha đẻ của chữ quốc ngữ được
Nhưng dù cho chữ quốc ngữ đã được phát minh do Alexandre de Rhôde hay do các tu sĩ dòng Tên Bồ Đào Nha trong thế kỷ 17 thì bản chất của nó vẫn không thay đổi: Chữ Quốc Ngữ không phải là một món quà tặng do ngoại nhân có lòng tốt đem lại cho chúng ta. Nó thực sự chỉ là một thứ vũ khí do địch sáng chế để truyền vào dân tộc ta một thứ tôn giáo phi nhân, nhằm mục đích nô dịch nhân dân ta và đưa tổ quốc ta vào vòng nô lệ của chúng.
Để cụ thể hóa thái độ của chúng ta đối với bọn giáo sĩ đã sáng tạo ra chữ quốc ngữ, chúng ta hãy hình dung một tên cướp đột nhập vào nhà chúng ta với một con dao. Khi bị cảnh sát rượt đuổi, tên cướp đã vứt bỏ lại con dao tang vật. Hành động đúng nhất là chúng ta hãy sử dụng con dao tang vật vào những việc hữu ích, như cắt rau, thái thịt, v.v… Chạy theo tên cướp để cám ơn nó đã để lại con dao rõ ràng là một hành vi ngu xuẩn. Hô hào mọi người phải cám ơn bọn giáo sĩ đã sáng tạo ra chữ quốc ngữ cũng là một hành vi ngu xuẩn tương tự.
-
04-23-2009, 02:33 PM #56
Junior Member
- Ngày tham gia
- Nov 2015
- Bài viết
- 0
Ý kiến của Giáo sư Trần Chung Ngọc về tên gián điệp ngoại quốc Alexandre de Rhodes .
Chắc có người cho rằng đây chỉ là những lời lẽ bôi nhọ, “chống đạo” vô căn cứ. Không hẳn thế, đọc cuốn Hành Trình Và Truyền Giáo của Alexandre de Rhodes chúng ta thấy rõ ràng như vậy. Đây là bản dịch cuốn “Les Divers Voyages et Missions du Père Alexandre de Rhodes, năm 1653” của Hồng Nhuệ, nguyên bản bằng tiếng Pháp ở phần sau, do Tủ sách Đại Kết, Ủy Ban Đoàn Kết Công Giáo [chỉ có Công giáo đoàn kết với nhau thôi nhé - NewGod], TP Hồ Chí Minh xuất bản năm 1994.
Trang 7: Trên cùng một chuyến tàu với những người Tin Lành, Rhodes viết: “Chúng cứ bô bô đọc một cuốn sách ly giáo trong đó có nhiều lời phạm tới các mầu nhiệm đạo Công giáo. Chúng muốn cho những người nghe những sai lầm và thưởng thức (sic) những nọc độc của chúng. Chúa để cho họ dẹp cuốn sách xấu ấy đi”.
TCN bình luận: Tin Lành chỉ tin vào cuốn Kinh của Ki Tô Giáo (Bible) cho nên không tin vào những điều nhảm nhí không có trong cuốn Kinh mà Ca-Tô Giáo Rô-ma đã bịa đặt ra để mê hoặc đầu óc tín đồ thí dụ như Maria đồng trinh vĩnh viễn hay Hồn xác bay lên trời v…v…, hoặc để tạo quyền lực cho giới chăn chiên thí dụ như: giáo hoàng là đại diện của Chúa trên trần, linh mục là Chúa thứ hai, hay các “bí tích” mà Rhodes gọi là “mầu nhiệm Công giáo”. Vậy những nọc độc thực ra chính là các “mầu nhiệm Công giáo” và những quyền năng tự tạo của giới chăn chiên. Chúng ta không nên lấy làm lạ khi Rhodes bài bác Tin Lành, vì giới chăn chiên Ca-tô có thể có những gì khác, chứ về đạo đức tôn giáo thì khá thiếu vắng. Chúng ta đã biết trong lịch sử các giáo hoàng, có một số không nhỏ là sát nhân, cuồng dâm, loạn dâm, loạn luân, mua quan bán tước v..v.. Và trong thời hiện đại, giáo hoàng John Paul II đã từng gọi các nhà truyền giáo Tin Lành ở Nam Mỹ là “Những con chó sói đói mồi”, và Hồng Y Ratzinger, nay là giáo hoàng Benedict XVI, cũng đã từng phê bình Phật Giáo bằng một câu có thể nói là rất vô giáo dục. Vậy đối với Rhodes ở thế kỷ 17, Rhodes lên tiếng mạ lỵ Tin Lành, và trong cuốn “Phép Giảng 8 Ngày” đã từng lên tiếng gọi Đức Phật, Đức Khổng Tử, Lão Tử bằng những danh từ hạ cấp thì đâu có phải là chuyện lạ. Chuyện lạ chính là ở chỗ cái tên Rhodes này vẫn được đặt cho một tên đường phố ở Việt Nam, vẫn được một cái Viện ở thủ đô “văn vật” Việt Nam dựng tượng, song song với những danh nhân liệt sĩ của Việt Nam !
Trang 41: Điều làm cho chúng tôi phấn khởi ở Trung quốc là đạo Ki Tô bắt đầu đâm rễ và tôi tin chỉ ít lâu sau, sẽ đuổi hết các đạo dối ra khỏi nước này, nơi mà khi các tu sĩ dòng (Tên) chúng tôi có đến 620 ngàn giáo dân, 30 cha làm việc, chia làm 17 trụ sở. Nhưng bây giờ hơn lúc nào khác, có triển vọng là thấy khắp nước Tàu theo đạo Ki-Tô.
Một trong những thần của họ là Khổng Tử. Có kẻ phao tin các tu sĩ dòng Tên cho phép giáo hữu tân tòng tôn kính vị này. Xin phép cho tôi được nói rằng họ hoàn toàn sai lầm.
TCN bình luận: Theo Rhodes thì tất cả những đạo khác ở Trung Quốc đều là “đạo dối” cả. Nhưng thay vì Ki Tô Giáo, theo niềm tin của Rhodes, sẽ đuổi các đạo dối ra khỏi nước thì chính các đạo dối này lại đuổi Ki Tô Giáo ra khỏi nước của họ. Thống kê mới nhất, Trung Quốc ngày nay, với trên 1 tỷ 3 dân, mà chỉ có khoảng 4 phần ngàn [0.04%] người theo Ki Tô Giáo và Trung Quốc không công nhận Vatican, không cho phép Vatican tuyên bổ giám mục v..v… Vậy cái niềm tin của Rhodes chỉ là một hoang tưởng, vì không biết rằng nền văn hóa Trung Quốc cao hơn nền văn hóa Ki-tô gấp bội. Mặt khác, Rhodes ngu đến độ coi Khổng Tử là một vị Thần, không biết rằng Đức Khổng Tử là bậc “Vạn Thế Sư”, dạy thiên hạ nhân, nghĩa, lễ, trí, tín để làm nền tảng cho một trật tự xã hội v..v.., chứ không phải là một “vị thần” như Thần Ki-Tô, dạy con người phải làm nô lệ, tin mù quáng vào những điều nhảm nhí.
Trang 53: Được thành công mỹ mãn, dĩ nhiên thù địch chính là ma quỉ phản kháng. Một cơn hạn hán đã xảy đến làm cho mất hi vọng gặt hái. Lương dân liền đổ tôi cho các phù thủy mới (các giáo sĩ) lấy cớ dạy đường lên trời, nhưng phá phách cõi đất.
TCN bình luận: Cơn hạn hán có phải là do Chúa làm cho xảy ra không, nếu tất cả mọi sự trên thế gian đều là do ý định của Chúa? Lương dân không có đổ tội mà chỉ nói lên một sự thật vì đường lên trời chỉ là một hoang tưởng thần học cổ xưa mà ngày nay không còn giá trị gì, ít ra là đối với những người hiểu biết, kể cả các bậc lãnh đạo trong Ca-Tô Giáo, vì không còn ai tin vào huyền thoại về “tội tổ tông”, về huyền thoại cứu chuộc và cứu rỗi linh hồn của Giê-su. Còn phá phách cõi đất là một sự thực lịch sử, không chỉ đối với Việt Nam mà còn đối với cả thế giới, xét đến cái lịch sử ô nhục đẫm máu của Ca-tô Giáo Rô-ma. Ca-Tô Giáo đi đến đâu là gây chia rẽ đến đấy, và ở Việt Nam, linh mục Lương Kim Định đã phải thú nhận là Ca-Tô Giáo đã làm cho người dân Việt Nam, vốn đang sống trong một khối hòa thuận, bị chia rẽ làm hai khối thù nghịch Lương , Giáo..
Trang 54: Các tông đồ kiên trì giảng Phúc Âm, đưa vào lưới rất nhiều cá (các tân tòng) đến nỗi không thể nào kéo lên được, nên đã kêu gào trong thư gửi về bề trên ở Ma Cao để xin phái các cha đến viện trợ, dù có gửi tới hai chục thì vẫn còn những mẻ cá lớn lao và tốt đẹp để săn sóc.
Vì Nhật Bản vẫn thi hành chính sách bế quan tỏa cảng nên bề trên tin rằng Chúa cho phép sự ác đó để mở cửa cho Đàng trong nhận Phúc Âm [do các thừa sai được phái đến].
TCN bình luận: Trong Ca-tô Giáo Rô-ma, các tín đồ bị coi như là súc vật, con chiên ngu ngơ dễ bảo để người ta dẫn dắt đi đâu thì đi đó, như hàng tôm cá bị mắc lưới, như những cây lúa để cho người ta gặt hái. Thật vậy, Rhodes viết: “Chúa cho trong mẻ thứ nhất này, ngay trước khi đặt chân lên đất, có 2 người rất thông minh sa lưới và nhất quyết xin chịu phép rửa tội” (trg. 69); “Trong 2 tháng trời, chúng tôi được thong dong thu lúa đầy kho Thiên Chúa, rửa tội cho 200 người. Thật là được mùa dư dật” (trg. 70). Ở trên cõi đời này, có người nào thông minh mà chịu chui đầu vào lưới không? Nhưng Rhodes đã nói đúng: chịu phép rửa tội chính là sa lưới Ca-tô. Thật là tội nghiệp cho những người hoan hỉ với thân phận con chiên, con cá, lúa cỏ. Mặt khác chẳng có ai quăng lưới đánh cá để săn sóc cá, mà chỉ để bán, để ăn, để làm mắm v..v.. nghĩa là muốn làm gì thì cá vẫn chỉ là số phận của con cá.
Điều ngụy biện láo lếu nhất là Rhodes quan niệm Chúa cho phép sự ác ở Nhật Bản để các giáo sĩ đến Đàng Trong truyền đạo. Sự ác ở Nhật là như thế nào? Nhật Bản ra tay tận diệt các thừa sai và các tín đồ Ca-Tô phản bội quốc gia, đóng đinh họ trên cây thập giá nhưng ngược đầu xuống đất ở bờ biển để khi nước thủy triều dâng lên thì họ bị chết ngộp. Với những biện pháp quyết liệt và tàn nhẫn đối với Ca Tô Giáo nói riêng và Ki Tô Giáo nói chung, Nhật Bản đã giữ nước khỏi bị cái họa Ki Tô Giáo trong suốt hơn 200 năm, trong thời gian này trên đất Nhật không hề có bóng dáng của ngay cả một linh mục thừa sai và con chiên bản địa, đỡ hẳn mối lo âu về một số tín đồ Ca Tô sẵn sàng theo lệnh các thừa sai Tây phương phản quốc, cho tới khi Đô Đốc Perry của Mỹ dùng 10 tàu chiến tấn công và uy hiếp Nhật phải mở cửa giao thương và cho truyền đạo lại vào năm 1854.
Sự thực là, các giáo sĩ thừa sai Ca Tô, vì đã bị đuổi không còn có thể hành nghề xúi dục và gián điệp ở Nhật Bản, như chúng ta đã biết, cho nên đã kéo tới Việt Nam, lợi dụng tính hiền hòa và hiếu khách của dân tộc Việt Nam, không phải để rao giảng tin mừng Phúc Âm, vì thật ra, theo nhận định của học giả David Voas, tác giả cuốn “Cuốn Kinh mang đến họa âm: cuốn Tân Ước” (The Bad News Bible: The New Testament) cũng như theo Giáo sư Schwartz, người đã từng dạy Thánh Kinh trong 20 năm tại hai đại học lớn ở Hoa Kỳ, trong Phúc Âm không có chân lý mà cũng không có tin mừng, trái lại, các giáo sĩ thừa sai chỉ chỉ mang đến những tin xấu, những chuyện hoang đường để đưa con người vào vòng nô lệ tâm linh, mê tín dị đoan, tin vào một cái bánh vẽ huyền hoặc trên trời và trong một đời sau, của một tôn giáo ngoại lai mà lịch sử nhơ nhớp của nó là một sự kiện không ai có thể phủ nhận.
Trang 58: “Những người này (địch thủ của giáo dân) vu cáo và làm cho chúa (Nguyễn) không tin giáo dân nữa. Trong những tội vu khống, có tội này: “giáo dân không thờ kính tổ tiên, lại theo đạo man di, vứt bỏ tâm tình đối với tổ tiên, những tâm tình trời đất đặt trong lòng mọi người.”
TCN bình luận: Có thật là lương dân vu khống không? Lệnh cấm thờ kính tổ tiên là từ giáo hoàng ở Vatican, không phải là vu khống. Đối với truyền thống văn hóa Việt Nam thì đạo nào cấm thờ cúng tổ tiên đích thực đạo đó là man di, mọi rợ. Tới công đồng Vatican II, vào thập niên 1960, “Tòa Thánh” mới “cho phép” giáo dân được thờ cúng tổ tiên. Thờ cúng tổ tiên mà phải chờ đến 430 năm sau, từ 1533 khi Ca-tô giáo bắt đầu xâm nhập vào Việt Nam, khi Vatican “cho phép” mới được làm. Cái tinh thần nô lệ Vatican của giáo dân Việt Nam thật là hết chỗ nói. Nhưng dù đã được cho phép mà giáo dân Ca-Tô vẫn còn bám chặt vào điều cấm cũ kỹ, chẳng vậy mà những người ngu đạo như ông linh mục Trần Xuân Thời nào đó vẫn gọi làm cỗ cúng là “làm chay cúng ruồi” [Xin đọc bài “Xưng Tội Với Lịch Sử” của Giới Tử, Phụ Lục 8, trong cuốn “Tây Dương Gia Tô Bí Lục”]. Cái di hại của nền đạo lý Thiên-La Đắc Lộ thật là rõ rệt.
Trang 74: Với thánh giá Chúa, với nước phép, giáo dân tốt lành đã thông thường đuổi ma quỉ, chữa các thứ bệnh tật. Chỉ cho uống 4,5 giọt nước thánh mà chữa được người mù và cho 2 người chết sống lại. Họ ra đi, cắm thánh giá ở đầu, ở giữa và cuối xóm. Họ đến thăm bệnh nhân, đọc kinh và cho bệnh nhân uống vài giọt nước phép. Không đầy 5 ngày đã chữa khỏi 272 người.
Trang 77: Họ rất quí trọng nước phép, cứ 5,6 ngày họ lại đến lấy.. Họ cho bệnh nhân uống với những thành quả lạ lùng. Mỗi chủ nhật, tôi buộc lòng phải làm phép với 5 vại lớn, để thỏa mãn lòng sốt sắng của họ.
TCN bình luận: Nước phép hay nước thánh là nước thường đã được ông linh mục bi bô đọc vài câu tiếng La-Tinh để biến nó thành nước phép hay nước thánh. Rhodes đã thông thạo môn thần học bịp bợm dân ngu, nhưng chính ông ta cũng lại ngu không thể tả được mới viết lên được những đoạn trên. Chỉ với 4,5 giọt nước phép là có thể chữa được người mù, người chết sống lại, và chữa khỏi mọi bệnh tật. Nhưng mỗi chủ nhật ông ta phải phù phép biến 5 vại nước lớn thành nước thánh hay nước phép để thỏa mãn nhu cầu của giáo dân. Một vại lớn có bao nhiêu lít nước? Một lít nước có bao nhiêu giọt nước. Nếu tính ra thì 5 vại nước phép đó có thể chữa cho cả nước Pháp của ông ta khỏi mù, vì trong thế kỷ 17, cả nước Pháp đang mù vì là toàn tòng Ca-Tô Giáo. Nhưng ngày nay, chẳng cần đến nước phép hay nước thánh (holy water) gì đó mà Pháp cũng đã ra khỏi cảnh mù rồi. Giáo dân Việt Nam dùng loại nước phép đó đã mù lại càng mù thêm vì cái đạo lý Thiên-La Đắc-Lộ bịp bợm hoang đường quá lố lăng chẳng có ai có thể tin được.. Hồng Nhuệ chắc tin nên mới dịch cuốn sách này để cho chúng ta thưởng thức. Xin mời ông lên tiếng nhận xét về mấy đoạn trên của Rhodes.
Chúng ta hãy đọc tiếp vài chuyện rất hoang đường mà Rhodes kể như là những phép lạ, do hiệu quả của nước thánh do tay Rhodes làm ra, hay của bí tích rửa tội. Tôi sẽ không bình luận những đoạn này, chỉ để cho độc giả thưởng thức thêm thôi, nếu có thể thưởng thức nổi.
Trang 75: Có một cậu thanh niên tên là Benoit, mẹ bị bệnh chết. Do ơn Chúa thúc đẩy, cậu xin giáo dân tới chia buồn đọc kinh cầu nguyện bên giường người chết, xác đã cứng lạnh và bất động từ 6 giờ đồng hồ. Họ đến quì gối, Benoit đọc lớn Kinh Lạy Cha và Kinh Kính Mừng, rồi rảy nước thánh lên mặt mẹ, tức thì bà mở mắt, không những bà sống mà còn hoàn toàn khỏi bệnh. Bà chổi dậy rồi cùng quì xuống với mọi người đồng thanh khen ngợi Chúa đã ban cho phép lạ rất hiển nhiên.
Trang 82: Tôi ở 3 tuần trong thuyền chiến, thời gian đủ để cho 24 lính gác xin theo đạo, còn thuyền trưởng thì sau 15 ngày cũng xin theo bởi vì thấy một phép lạ hiển nhiên. Số là có một trận bão lớn làm nguy tới tính mạng. Chúng tôi liền rảy một chút nước phép xuống biển, đọc Kinh Lạy Cha, tức thì sóng yên biển lặng.
Trang 97: Trong tỉnh Hà Lâm, tôi gặp một giáo dân đạo đức tên là Emmanuel, ma quỉ thù ghét ông, đã xúi giục rất nhiều thù địch, ngay cả họ hàng, làm cho ông không được yên, nhưng Thiên Chúa đứng về phía ông. Người mạnh hơn mọi kẻ hành hạ ông [giống như Thiên Chúa đứng về phía cậu bé David khi chiến đấu với người khổng lồ. TCN]. Một trong những nười hàng xóm cứ luôn luôn xỉ vả ông, sau khi hành hạ ông suốt ngày, thì cuối cùng vào chiều tối ngày hôm đó, hắn bị Chúa phạt chết bất thần.
Trang 104: Một thày lang tên là Emmanuel mắc bệnh hiểm nghèo. Một ngày kia, khi giáo dân vây quanh giường, ông kiệt sức quá làm cho người ta tưởng ông đã tắt thở. Sau mấy giờ ông lại hồi tỉnh, ông nói Chúa đã cho ông thấy thiên đàng, nơi có nhiều sự tuyệt vời ông không thể nào tả hết được [Giáo hoàng John Paul II đã phủ nhận sự hiện hữu của một thiên đàng do hoang tưởng. TCN]
Trang 106, 107: Tôi muốn nói ở đây là việc giải thoát hai người đàn bà bị quỉ ám nhờ phép rửa. Từ lâu cả hai bị ma quỉ hành hạ. Người thứ nhất được khỏi ngay khi tôi làm phép trừ tà thần lần đầu tiên để chuẩn bị phép rửa tội, như thể tên ngụy đã ra đi ngay khi nghe hoàng tử hợp pháp sửa soạn ngự tới, còn người thứ hai thì phải vất vả hơn. Trước khi làm phép bí tích, tôi tưởng phép trừ tà đủ hiệu quả như đối với người thứ nhất, và tôi tiếp tục trong mấy ngày, thế nhưng quỉ vẫn không núng. Thấy nó ngoan cố nên tôi đi vượt mức và cho bà phép rửa tội, có chúa Thánh Thần hiện diện trong linh hồn, đuổi tên ngụy tặc ra khỏi thân xác. Tôi kể lại việc đã thấy và không thể kể lại mà không ca ngợi sức mạnh của phép bí tích vì vừa khi tôi đọc lời thành phép và đổ nước trên đầu thì mặt bà biến sắc, mất vẻ thảm hại, điên cuồng và trở nên bình thản làm cho mọi người phải kêu lên “phép lạ!”, “phép lạ!”.
Trang 118: Có một thanh niên con nhà gia giáo ở tỉnh Bao Ban (??) bị bệnh gần chết. Cha mẹ rất thương con vì là con một, đã hết sức chữa chạy và cậy các lương y cùng các phép phù thủy dị đoan. Nhưng sau khi thấy không cứu được con thì đành chạy đến xin thuốc của giáo dân Mathêu. Ông liền đi tới nhà anh với những liều thuốc thông thường: nước phép và một ảnh thánh giá. Thấy bệnh nhân gần tắt thở nhưng ông không thất vọng. Ông bắt đầu đọc Kinh Cầu Hồn rồi đọc Kinh Cứu Sống Thân Xác và thấy anh hầu như sắp qua đời, ông làm phép rửa tội (Giáo dân có quyền làm phép rửa tội??) cho anh. Tức thì bệnh nhân mở mắt và thấy mình hoàn toàn khỏi bệnh và đứng dậy ngay.
Đó là vài chuyện hoang đường Rhodes kể để cho những người ngu tin và dụ người ta vào đạo. Nhưng vì chính Rhodes cũng lại ngu hơn ai hết, nên đã viết lên một đoạn chứng tỏ sự lưu manh bịp bợm với màn nước phép của Rhodes. Đoạn đó như sau:
Trang 143: Vào tháng 6 năm 1644, tôi bị một cơn sốt nặng và tưởng không sao qua khỏi. Tôi cho mời lương y có tiếng tới. Ông cho tôi uống thuốc ta, dặn cách sắc và uống. Tôi uống trong 2 ngày và ngày thứ ba tôi hết sốt, sau đó ít lâu hoàn toàn bình phục.
TCN bình luận: Rhodes đã lòi cái đuôi bịp bợm ra ở đây. Nước phép của ông ở đâu sao không uống? Có thể ông ta không biết cách chữa sốt. Cứ mang 5 vại nước phép ra đổ lên đầu thì may ra nước lạnh sẽ làm hạ cơn sốt. Ông ta cũng chẳng thèm cầu nguyện Chúa nữa? Chúa đã bắt sóng biển phải yên thì nhằm nhò gì một cơn sốt của một tông đồ. Nhưng ông ta chỉ lừa bịp người khác để truyền giáo chứ ông ta đâu có dại. Sốt thì ông ta mời lương y, và thuốc ta có hiệu quả hơn nước phép hay nước thánh mà chính tay ông ta phù phép làm ra nhiều. Đó là sự gian manh bịp bợm trong sách lược truyền giáo của Alexandre de Rhodes. Mặt khác trong cuốn sách, có nhiều đoạn Rhodes ca tụng “phúc tử đạo”, nhưng khi bị lùng bắt thì ông ta hết sức tìm cách trốn tránh, hay bị bệnh rồi khỏi thì ông ta biện minh bằng lý luận xảo quyệt: Trang 193: “Tôi đã quá táo bạo tưởng mình đáng được triều thiên quí hóa, mặc dầu chưa xứng đáng” (được phúc tử đạo); Trang 256: Chúa tìm cách ách tôi lại bằng một cơn bệnh hiểm nghèo, làm tôi tưởng đến đại hành trình về thiên quốc; nhưng thực ra tôi chưa xứng đáng.
Có lẽ từng đó cũng đủ để cho cho chúng ta thấy rõ bộ mặt truyền giáo gian manh của Alexandre de Rhodes: bịa đặt những chuyện hoang đường mà ngày nay không ai có thể lập lại được những màn phép lạ của nước thánh, phóng đại sự việc một cách quá lố lăng, dụ những người dân thấp kém vào con đường mê tín. Nhưng có một chuyện tôi thấy cần phải nêu ở đây, đó là chuyện về cái chết của André ở Phú yên, một trong 117 người được giáo hoàng John Paul II phong thánh trước đây. Chúng ta hãy đọc Rhodes mô tả cuộc hành hình André như thế nào và có thể thấy không có gì có thể hoang đường hơn.
Trang 147, 148: Khi thấy tôi và sau khi người ta lên án tử hình, thì thày Anrê hớn hở lạ lùng. Chúng không cho tôi ở bên trong vòng lính, nhưng viên đội trưởng cho phép tôi vào đứng cạnh thày. Một tên lính lấy giáo đâm thày từ phía lưng, thâu qua ngực chừng hai bàn tay. Lúc đó thày Anrê nhìn tôi âu yếm như thể vĩnh biệt tôi.. Cùng tên lính rút giáo ra đâm lần thứ hai, rồi đâm lại lần nữa như thể tìm trái tim thày. Nhưng người vô tội vẫn không nao núng, thật là kỳ diệu. Sau cùng tên đao phủ thấy lưỡi giáo không làm cho thày lăn xuống đất, liền lấy mã tấu chém cổ, nhưng vẫn chưa xong, phải thêm nhát nữa làm đứt hẳn cổ, đầu rơi về bên tay phải chỉ còn vướng mảnh da. Nhưng tôi nghe rất rõ lúc đầu rơi khỏi cổ thì tên thánh Chúa Giê-su không phải từ nơi miệng thày thốt ra mà qua vết thương ở cổ và cùng lúc hồn bay về trời thì xác lăn xuống đất. Ba ngày sau khi người mất, một vụ hỏa tai đã xảy ra trong thành Anrê bị hành hình. Nhà tù nơi giam người, tất cả khu phố người đi qua và mấy đền tà thần đều bị thiêu hủy.
Nếu người nào tin được những điều Rhodes viết ở trên, đầy mâu thuẫn và phi lý, thì người đó đúng là một con chiên ngoan đạo Việt Nam.
-
04-23-2009, 03:16 PM #57
Junior Member
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 0
Hóa ra ông NewGod dựa vào các tác phẩm của lão Trần Trung Ngọc (đến câu truyện ông già Noel là một truyền thống tặng quà trẻ em cũng cố xuyên tạc cho được [IMG]images/smilies/35.gif[/IMG]), cùng hội cùng thuyền bài người phương Tây cả [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG]. Rốt cuộc ông NewGod có hơn gì đám rân chủ 3 que xỏ lá đâu nhỉ mà chúng ta hay chửi.
-
04-23-2009, 03:27 PM #58
Junior Member
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 0
@Panzer: Newgod bài KiTô giáo gọi là "va chạm văn hóa", đâu có bài Phương Tây?
Đám "rân chủ" bài cộng, gọi là "va chạm chính trị". Bọn này bài Việt (cộng) [IMG]images/smilies/24.gif[/IMG]
Có khác đấy ạ!
-
04-23-2009, 03:30 PM #59
Junior Member
- Ngày tham gia
- Nov 2015
- Bài viết
- 0
Gửi bởi kieuphong
-
04-23-2009, 05:17 PM #60
Junior Member
- Ngày tham gia
- Dec 2015
- Bài viết
- 0
Khác nhau chứ một bên có thành tích cứu nước , một bên có thành tích bán nước! Đó là cái khác nhau cơ bản đấy!
cùng nhu cầu ngấm mỹ nâng mũi càng ngày càng cao vì thế danh thiếp cơ sở làm đẹp không trung ngưng “mọc lên”. với cùng rất giàu am tường điệp, lăng xê khác rau xuể vấn khách khứa quán. trong suốt “ma...
Địa chỉ thẫm mỹ nâng mũi uy tín, đẹp tại Đà Nẵng hiện nay