
Gửi bởi
Ta_biet_gi?
- Trung Quốc có đáng ghét hay không? Tbg không ghét tất cả những gì made in China. Những gì thuộc về Trung Quốc có con người, văn hóa, chính phủ …
1. Về văn hóa:
Đồng ý với chủ topic. Việt Nam chịu ảnh hưởng mạnh từ văn hóa Trung Quốc. Cách sống của dân Việt Nam có nhiều chỗ giống Trung Quốc, từ sinh hoạt cơ bản (ăn bằng đũa) đến vấn đề tâm linh (thờ cúng ông bà, tổ tiên). Có sử gia (Arnold Toynbee) đã xếp Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam là văn minh vệ tinh của văn minh Trung Hoa. Một nền văn minh rất rực rỡ, có nhiều chỗ phải học hỏi:
- Có nhiều trào lưu tư tưởng, cống hiến cho nhân loại hàng loạt triết gia xuất sắc: Khổng Tử, Lão tử, Hàn Phi tử … Đặc điểm của triết học Trung Hoa là tính nhân bản rất cao[IMG]images/smilies/79.gif[/IMG]. Các trường phái đều sinh ra vào thời loạn (Xuân Thu – Chiến Quốc), triết gia nào cũng tìm cách đổi loạn thành trị. Phật giáo truyền từ Ấn Độ vào Trung Hoa đổi khác, trở nên nhập thế. Những tư tưởng này đã tạo nên nhân sinh quan và phong cách sống Á Đông, là một nguyên nhân quan trọng tạo nên sự thần kỳ Nhật Bản, kỳ tích bên sông Hàn.
- Lịch sử Trung Quốc vừa hấp dẫn (khỏi bàn) vừa bổ ích (tích lũy kinh nghiệm của người xưa[IMG]images/smilies/26.gif[/IMG]).
2. Về con người:
- Trung Quốc có đến 5 dân tộc chính. Chính nhất là dân tộc Hán hay Hoa Hạ. Truy nguồn gốc thì chắc cả dân tộc Kinh, ai cũng có tí máu Hoa trong mình. Nên không thể ghét hết dân Hoa[IMG]images/smilies/78.gif[/IMG].
- Dân tộc nào cũng có người này, người nọ. Người tốt, chơi được thì mình thích; người chơi bẩn, thích nói xấu thì mình ghét. Nhưng cái việc “người thế này, người thế nọ” của dân Hoa cũng hơi đặc biệt. Các cực có thể được đẩy ra rất xa[IMG]images/smilies/13.gif[/IMG].
+ Từ nhân sinh quan, triết học đã thấy điều này:
Có phái vô cùng vị tha như Mặc Gia; bản thân Mặc Tử “mòn trán lỏng gót vì thiên hạ” (phim Mặc Công binh pháp có miêu tả). Lại có phái vô cùng vị ngã như của Dương Chu, chủ trương quý thân khinh vật (tất tần tật vũ trụ ngoài thân). Dù chỉ mất một cái lông chân mà làm lợi cho cả thiên hạ, ông cũng không chịu. Mạnh Tử sinh sau 2 vị này mấy chục năm nhận xét “Thiên hạ không theo họ Dương, thì theo họ Mặc.
Có người chỉ muốn giữ riêng thân mình trong sạch, không dự việc đời (vô vi), cho rằng ai cũng như vậy được thì hết loạn (Lão tử, Dương Chu , Trang Tử). Có phái lại chủ trương phải can thiệp vào việc đời (hữu vi), thậm chí dùng pháp luật hà khắc để cai trị (Pháp trị).
+ Tới những con người lưu tên trong sử sách:
Nhiều trung thần mà cũng nhiều phản thần sẵn sàng tru di cửu tộc chủ cũ.
Nhiều hiếu tử mà cũng có nhiều tên dám giết cha để lên ngôi (Xuân Thu – Chiến Quốc vô số, sau có Dương Quảng).
Có 5 hoàng đế vĩ đại song cũng có nhiều tên vua ngu dù Gia Cát Lượng cũng không phò trợ nỗi.
Nhiều anh hùng dân tộc như Văn Thiên Tường, Sử Khả Pháp song vẫn có đứa vì đàn bà, vì vinh hoa phú quý của bản thân mà mở cửa ải cho man di vào (Ngô Tam Quế), gọi giặc là cha (Thạch Kính Đường).
- Cũng có phụ nữ Hoa xấu nhưng cô Trương Tử Lâm đẹp thật đẹp[IMG]images/smilies/8.gif[/IMG][IMG]images/smilies/8.gif[/IMG].
3. Về chính phủ:
3.1. Duyên nợ
3.1.1. Chính quyền phong kiến:
Theo mình vấn đề không đơn giản như vậy. Sự va chạm có từ lâu, dai dẳng đến nay, và nhiều lần vượt quá mức độ sứt tô, mẻ bát.
- Từ trước khi Tần Thủy Hoàng gồm thâu lục quốc, đại ca thiên triều yếu yếu, hàng xóm còn dễ thở. Hễ đại ca binh hùng mã tráng là ngứa chân ngứa tay, kiếm cớ đánh đập bốn phương[IMG]images/smilies/16.gif[/IMG]. Huy hoàng nhất đời Đường, đầy đủ An Tây, An Đông, An Bắc, An Nam đô hộ phủ. Thiên triều đánh phương nào trước? “Tiên Nam, hậu Bắc”.
- Yếu đi, đôi lúc Thiên Tử nhún nhường nước này nước khác, chịu gả con cho Tây Nhung, Bắc Địch (Chính trị gia Hán tộc còn chịu để đuôi sam thờ man di ngót nghét 267 năm). Nhưng không ông con trời nào cho công chúa sang nâng khăn sửa túi vương nước Nam[IMG]images/smilies/47.gif[/IMG]. Thời Tống, binh oai của Trung Quốc cực suy, ngoài bị du mục lấn hiếp, trong nội chính nát bét. Vậy mà thiên binh vẫn cố lập võ công phương Nam. Năm 1979, Đặng Tiểu Bình mới giành quyền. Dân vừa thức sau cơn ác mộng Cách Mạng Văn Hóa, nội bộ Đảng còn tàn dư của Hoa Quốc Phong, bè lũ bốn tên. Đặng Tiểu Bình vẫn tuyên bố hùng hồn “sẽ dạy cho Việt Nam một bài học”. Thấy người ta hiền là hay bắt nạt.
- Xét lại lịch sử Bắc Nam. Trung Nguyên vừa thống nhất cũng là lúc ân oán giang hồ bắt đầu. Một ngàn năm Bắc thuộc là bài học đau đớn không thể nào quên. Với nhà họ Khúc, với Ngô Quyền, nền độc lập được khôi phục. Suốt từ đó đến nay, chính quyền nào lên trị dân Hoa cũng xua quân nam hạ. Tống 2 lần, Nguyên 3 lần, Minh 1 lần, Thanh 1 lần, chính quyền hiện nay 1 lần (hy vọng là vậy[IMG]images/smilies/63.gif[/IMG]).
3.1.2. Chính quyền hiện tại.
- Theo Tbg?, Liên Xô giúp đỡ mình nhiều hơn Trung Quốc. Mình cần chủ yếu là vũ khí, vũ khí chủ yếu là Liên Xô viện trợ (Hoặc là Liên Xô viện trợ cho Trung Quốc, Trung Quốc viện trợ gián tiếp cho Việt Nam).
- Sự giúp đỡ của các nước đối với độc lập dân tộc, thống nhất đất nước không được quên. Song dù Liên Xô hay Trung Quốc viện trợ thì vẫn là do quan hệ đồng minh cùng có lợi. Người Việt có vũ khí để giành lại độc lập, thống nhất. Liên Xô hạ thấp được uy thế của Mỹ. Trung Quốc có vùng đệm bảo vệ cho Hoa Nam yên ổn.
- Nhưng giúp đỡ của Trung Quốc không hề tận tình. Trung Nam Hải chỉ cần miền Bắc làm vùng đệm, còn Việt Nam vĩnh viễn phải là chiến trường chia nửa vầng trăng[IMG]images/smilies/12.gif[/IMG].
+ Ý định này thể hiện từ hiệp định Geneve với vĩ tuyến 17 chia đất nước thành 2 phần cân bằng nhau dân số, lãnh thổ.
+ Chiến tranh với Mỹ chỉ có thể kết thúc trên bàn đàm phán. Vậy mà lãnh đạo Trung Quốc tuyên bố công khai phản đối Việt Nam tiến hành thương lượng trực tiếp với người Mỹ.
+ Khi muốn quan hệ với Mỹ, Bắc Kinh khuyên Việt Nam chấp nhận sự chia cắt của đất nước. Lấy điều đó để mặc cả với Mỹ. Năm 1971, Mao Trạch Đông đưa ra cái công thức “Chổi ngắn chớ tham quét dài”. Hà Nội có câu trả lời rõ ràng “Trong cuộc chiến đấu chống xâm lược Mỹ, nhân dân Việt Nam phải thắng.”
+ Năm 1969, viện trợ của Trung Quốc giảm 20% so với năm 1968. Năm 1970 giảm 50% so với năm 1968. Khi cảng Hải Phòng bị phong tỏa, Liên Xô phải viện trợ vũ khí theo đường Trung Quốc. Có ý kiến cho rằng nếu Mỹ tiếp tục ném bom sau 12 ngày đêm khủng khiếp thì Bắc Việt sẽ đầu hàng, vì đã hết tên lửa[IMG]images/smilies/100.gif[/IMG].
+ Vụ Hoàng Sa thì ai cũng biết.
- Việt Nam thống nhất, Bắc Kinh tức lồng lộn[IMG]images/smilies/14.gif[/IMG].
+ Đại hội IV, tháng 12 năm 1976, đảng Lao Động Việt Nam đổi tên Đảng Cộng Sản Việt Nam. Đại biểu rất nhiều đảng tham dự, thể hiện việc thừa nhận tính hợp pháp của Đảng về phương diện dân tộc cũng như quốc tế. Chỉ có Đảng Cộng Sản Trung Quốc vắng mặt.
+ Có mùi khét, chính phủ Việt Nam buộc phải tìm sự giúp đỡ lớn hơn từ phía Liên Xô. Tự cứu mình mà cũng là cứu bạn, Việt Nam đưa quân tiêu diệt một chính quyền quái đản bậc nhất trong lịch sử. Nhân lúc chủ lực quân Việt Nam còn tập trung phía Nam, Bắc Kinh xua 600 ngàn quân tiến công. Có người gọi đây là “cuộc chiến giữa những người anh em đỏ”. Anh em mà cắn nhau mới đau[IMG]images/smilies/20.gif[/IMG].
+ Trước đó Bắc Kinh đã thành công trong việc cô lập ngoại giao Việt Nam với tố cáo Việt Nam theo Liên Xô, muốn làm tiểu bá. Sau khi Việt Nam cải cách, mở cửa năm 1985, ông Lý Quang Diệu nói với lãnh đạo Việt Nam: Việt Nam rút quân khỏi Kam mới có nhiều đầu tư của nước ngoài.
+ Sau năm 1979, Bắc Kinh duy trì tình trạng căng thẳng, làm Hà Nội phải duy trì một lực lượng quân đội lớn trong hoàn cảnh hậu quả chiến tranh, khó khăn kinh tế chồng chất.
Quá khứ như vậy không đảm bảo tương lai không như vậy, chính quyền Trung Hoa là kẻ thù truyền kiếp. Người nước Nam khi “Ôn cố” để “tri tân”, không khỏi phát sinh cảm giác nơm nớp đề phòng[IMG]images/smilies/2.gif[/IMG].
3.2. Khi là kẻ thù thì là kẻ thù vô cùng nguy hiểm
- Do duyên nợ mấy ngàn năm, nên biết đối phương khá rõ. Thua đau mấy lần, rút được nhiều kinh nghiệm. Ví dụ như:
+ Kinh nghiệm dựa vào tụi cõng rắn cắn gà nhà.
+ Kinh nghiệm tạo thế: cô lập ngoại giao, kích động láng giềng Việt Nam đánh trước để phân tán lực lượng, chủ lực của mình đánh sau.
+ Kinh nghiệm hủy diệt, khủng bố tinh thần, như nhà Minh nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn, vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ, như “thường thắng giải phóng nhân dân quân Trung Hoa” đã tàn phá thị xã Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai năm 1979.
+ Nhất là kinh nghiệm lúc tiến quân như lửa như gió, lúc tiến chậm như tằm ăn dâu, không cầu thắng chóng. (như bây giờ).
- Nguy hiểm đối với văn hóa dân tộc:
Ý muốn của bác thuộc loại hiếp dâm trong tư tưởng[IMG]images/smilies/19.gif[/IMG]. Tư tưởng Đại Hán thuộc vào loại tư tưởng tự cao tự đại. Vua chúa Trung Hoa kiêu khủng khiếp. Tự cho mình là trung tâm, bốn phương là Nhung, Địch, Di, Man (bây giờ tên nước còn chữ Trung không biết có ý gì?). Tác hại của tự cao tự đại làm khoa học, kỹ thuật Trung Quốc dù đi trước vẫn để cho phương Tây bỏ lại phía sau, thậm chí có lúc phải bắt người Việt đem về luyện kim, làm súng.
Tự kiêu không chỉ hại thân mà còn hại người khác, như thằng xếp ngu trù dập tên lính khác ý mình. Quá trình đồng hóa là hậu quả của tư tưởng Đại Hán. Một ngàn năm Bắc Thuộc có lợi là dân ta học hỏi nhiều văn hóa Trung Quốc. Song Nhật Bản chưa từng bị Trung Quốc đô hộ mà vẫn học hỏi được đấy thôi, còn biến đổi sáng tạo thành giá trị văn hóa riêng của mình. Dân Việt Nam cũng có khả năng đó[IMG]images/smilies/58.gif[/IMG]. Quá trình đồng hóa phá hoại những gì riêng mà người Việt sáng tạo ra được. Đồng hóa ác liệt nhất vào thời kỳ 1407-1428, tri thức tích lũy được hầu như mất sạch: sách vở bị đốt, người tài bị bắt, thi hành chính sách ngu dân.
- Đánh Mỹ khó thì thật là khó, song vẫn có chổ dễ. Nếu chiến tranh phi nghĩa thì chỉ cần lính Mỹ chết hơi nhiều một chút là dân tình la ó, xuống đường đòi rút quân (có người tự thiêu nữa). Còn dân Trung Quốc thì dù Tbg? có yêu quý đến đâu đi nữa thì cũng không tin họ chịu biểu tình rầm rộ đòi chính quyền rút quân. Như vậy có khi hơn, bớt đổ máu, vì chính quyền Trung Nam Hải nổi tiếng dẹp biểu tình giỏi sau vụ Thiên An Môn[IMG]images/smilies/16.gif[/IMG].
Trên là những lý do tbg? ghét chính quyền Trung Quốc. Nhưng tbg? cũng ghét cái trò phất cờ dân tộc, kích động dân, tạo loạn thế của các nhà “dân chủ”[IMG]images/smilies/68.gif[/IMG]. Mình thích lời trăn trối của Hưng Đạo Vương “Nếu nó tiến chậm như các tằm ăn, không cầu thắng chóng, thì phải chọn dùng tướng giỏi, xem xét quyền biến, như đánh cờ vậy, tùy thời tạo thế, có được đội quân một lòng như cha con thì mới dùng được. Vả lại, khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy.”[IMG]images/smilies/102.gif[/IMG]. Ghét thì ghét, nhưng vì lợi ích kinh tế (vì nhiều lợi ích khác nữa), vẫn phải hợp tác làm ăn với nó, chỉ là luôn phải cảnh giác đề phòng thôi. Giống như khi bất đắc dĩ đi nhậu với thằng chuyên môn đơm đặt, nói xấu[IMG]images/smilies/59.gif[/IMG], phải nói ít một chút, uống ít một chút.
cùng nhu cầu ngấm mỹ nâng mũi càng ngày càng cao vì thế danh thiếp cơ sở làm đẹp không trung ngưng “mọc lên”. với cùng rất giàu am tường điệp, lăng xê khác rau xuể vấn khách khứa quán. trong suốt “ma...
Địa chỉ thẫm mỹ nâng mũi uy tín, đẹp tại Đà Nẵng hiện nay