Trang 3 của 7 Đầu tiênĐầu tiên 12345 ... CuốiCuối
Kết quả 21 đến 30 của 69
  1. #21
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Các cậu chủ trương "thị trường tự do thì không độc quyền" nên về nhà suy nghĩ lại tại sao lại có cái luật cạnh tranh và chống độc quyền ra đời nhé. Tại sao Microsoft không làm gì mà Tòa án lại âm mưu chia nhỏ nó ra nhé.

    Thị trường tự do mới là con đường tất yếu dẫn đến độc quyền. Thị trường có kiểm soát ở mức độ nhất định của nhà nước thì mới có thể "tự do cạnh tranh" (trong giới hạn của nó). Không thì đừng nói đâu xa, các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam sẽ chết sạch nếu các doanh nghiệp nước ngoài được "tự do cạnh tranh".

  2. #22
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0

    Các cậu chủ trương "thị trường tự do thì không độc quyền" nên về nhà suy nghĩ lại tại sao lại có cái luật cạnh tranh và chống độc quyền ra đời nhé. Tại sao Microsoft không làm gì mà Tòa án lại âm mưu chia nhỏ nó ra nhé.
    Vì cái tội độc quyền [IMG]images/smilies/4.gif[/IMG]


    Thị trường tự do mới là con đường tất yếu dẫn đến độc quyền. Thị trường có kiểm soát ở mức độ nhất định của nhà nước thì mới có thể "tự do cạnh tranh" (trong giới hạn của nó). Không thì đừng nói đâu xa, các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam sẽ chết sạch nếu các doanh nghiệp nước ngoài được "tự do cạnh tranh".
    Cạnh tranh tự do mà không nhà nước chắc chắn sẽ dẫn đến cạnh tranh chèn ép rồi cuối cùng là độc quyền. Có thế thôi mà hết dăm bảy trang cũng không tả ngôn được thì em thật chẳng hiểu.

    Nhà nước nhúng tay vào để ngăn chặn anh nào muốn chơi cha người khác, đồng thời cũng tự giúp mình không bị phiền lụy vào anh nào cả. Thời kỳ Rockfeller, J.P Morgan và Carnergie thì khác, hệ thống Spoil (Spoil System) làm lũng đoạn nền chính trị Hoa Kì, cho nên từ thời các vị tổng thống thời kì Mạ Vàng (Gilded Age) trở đi, nhà nước mới dần đập tan mấy cái trust, cartels đó chứ. Nhưng cũng chẳng vì thế mà nhà nước gom hết tài sản lại cho mình. Xu hướng nó là như vậy! Thế thôi!

    Cạnh tranh tự do (hoang dã_=> Độc Quyền
    Cạnh tranh bị kìm hãm bởi pháp luật => Cạnh tranh tự do.

    Okay mates?

    Còn có mấy người phê bình Mỹ nhúng tay thẳng vào nền kinh tế, như thế là chơi XHCN! Ai trên đời này cấm nhà nước can thiệp khi bắt đầu xảy ra rắc rối đâu? Can thiệp quá thì thành ra độc tài, buông quá vì đứt phanh lao cả đám xuống vực. Lẽ đời cái gì "cong quá thì thẳng, thẳng quá thì cong", đến nay có gì là lạ?


    Các cậu chủ trương "thị trường tự do thì không độc quyền" nên về nhà suy nghĩ lại tại sao lại có cái luật cạnh tranh và chống độc quyền ra đời nhé. Tại sao Microsoft không làm gì mà Tòa án lại âm mưu chia nhỏ nó ra nhé.
    Thế này nhé, nếu anh quay về thread Xã Hội Chủ Nghĩa... đã bị đóng và đọc lại vài trang, post của em với anh meo thì anh sẽ thấy tụi em nãy giờ cãi gãy cổ họng với mấy anh Kommsomol, anh Gingerbread, anh Chí Phèo, Clonev.v và v.v về cái vụ "Cạnh tranh dẫn đến độc quyền". Anh thì bảo "khoảng cách tương đối" gì đó, rồi hỏi mà tịt ngòi luôn không thấy quay lại vấn đề, anh thì "Có chơi luật chống độc quyền cũng còn lâu mới ngăn độc quyền", anh thì lại "Nhà nước bảo trợ mấy thằng độc quyền hết rồi thì làm sao mà cạnh tranh", anh thì "Luật chống độc quyền chẳng qua chỉ là xoa dịu tình hình thôi", đủ các kiểu hết!

    Tựu trung là em và anh meo nãy giờ chỉ muốn đúng một câu mà hết bị cắm dân chủ (Em còn lâu mới tin Democracy là có trên đời) rằng: Ngày nay đã khác xưa, nhà nước không cho chơi ăn gian để có đường cho các doanh nghiệp trẻ đi lên. Có vậy thôi!

  3. #23
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Híc, nói lại vấn đề độc quyền, hok hiểu sao mọi người lại hiểu nhầm là tụi tui bác bỏ cái khái niệm : cạnh tranh đi đến độc quyền nhỉ?
    Nó đúng nhưng chưa đủ, vì cạnh tranh đi đến độc quyền và cạnh tranh sẽ phá vỡ độc quyền.
    Microsoft họ tạo ra được sản phẩm khác biệt mà chưa ai đáp ứng được, rõ ràng nếu mà nói thì họ gặp ít sự cạnh tranh, mà cũng chưa ai nhảy vào nỗi thị trường này, vì nó đòi hỏi phải có nhân lực, trình độ....vô tình nó tạo ra rào cản cho những doanh nghiệp mới, nhá nước có cấm ai tham gia vào lĩnh vực này đâu? Ai có khả năng thì xin mời nhảy vào cạnh tranh đi, vì thế không thể nói Microsoft đã cạnh tranh rồi đi đến độc quyền.
    P/S: Giữ vị trí độc quyền là rất khó đấy.Bên cạnh đó phải xét xem việc độc quyền đó tốt hay xấu, chứ thấy người ta độc quyền lại la toáng lên: Độc quyền kìa! ( giỏi thì nhảy vào đi, ai cấm anh mà ở đó anh la lối)

  4. #24
    Ngày tham gia
    Oct 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi Lí Tĩnh
    Vừa rồi có nhà kinh tế Paul Krugman tới Việt Nam nói chuyện, không biết bạn (meo) có nghe không? Minh co take note để cộng thêm điểm project mình còn thiếu. Chắc trên mạng vẫn còn, bạn kiếm thử xem. Ông ấy hay đấy!

    Mình cảm thấy vấn đề kinh tế hiện tại rất phức tạp, tầm cỡ như Krugman vẫn còn chưa hiểu hết, huống chi 2 đứa mình, mình nên bỏ qua kiểu bàn chuyện này đi. Các vị mà mình đang nói không đọc lấy một trang sách Lịch Sử Cổ Đại thì lấy gì mà nói. Các vị ấy còn không hiểu nổi quan hệ tầng lớp xã hội phong kiến Tây Âu sau thời kì tan rã của đế chế La Mã thì nói gì đến bàn chuyện tiếp. Sách lậu trên mạng đầy ra đấy nhưng chưa bao giờ nghiên cứu nghiêm túc hết cả thì lấy đâu ra mà hiểu. Bởi vậy, trong đầu họ lúc nào "lãnh chúa" cũng giàu sụ sống trong các lâu đài xa hoa trên những ngọn đồi cao chót vót còn nông dân thì đời sống nghèo kiệt xác, có biết đâu kiểu "lãnh chúa" đó chiếm không quá lấy 10% xã hội toàn Tây Ây, có nơi còn không có nữa cơ mà. Càng nói chuyện mình càng thấy chỉ khi nào mình hùa theo họ thì họ nói chuyện mới hạp, còn nếu không thì hết lăng mạ đến cấm đoán.

    Tuyệt vọng!
    Sau khi đọc đoạn trên này thì các cậu đánh giá cá nhân cậu bạn Lý Tịnh đã đọc hiểu được bao nhiêu phần trong số 10 trang viết ra ở bên chủ đề kia nhé.


    Tranh luận kiểu gì mà như cãi nhau một mình trong cái phòng cách âm ấy. Chỉ toàn chữ mình vào đầu mình chứ chẳng có nghe hiểu được ai nói gì cả. Bác meoden bên phe đó đúng không, thử đọc bài bên kia xem đã có bao nhiêu lần lí luận kiểu "lãnh chúa không phải lúc nào cũng giàu xụ" "tư bản không phải lúc nào cũng lời" này được đưa ra và trả lời rồi giùm đi.

    Edit: thôi không cần nhờ bác nữa đâu. Bỏ thời gian vô ích mà thôi

  5. #25
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi conmèođây
    và cạnh tranh sẽ phá vỡ độc quyền.
    Sai bét. Và nhà nước phá vỡ độc quyền thì mới đúng, hé hé [IMG]images/smilies/4.gif[/IMG] Không có chính quyền Mỹ thì bố thằng nào đạp được tập đoàn Rockerfeller? (hiện nay vẫn còn thằng Exon là "tàn dư")

    Còn về khủng hoảng thừa thì lão Chí Phèo giải thích rất chí lí và dễ hiểu rồi đấy.

    Giá trị thặng dư sinh ra, chia không đều, Tư bản ăn nhiều, Vô sản ăn ít => Cầu không đủ để đáp ứng (vì Vô sản không có tiền để tiêu, còn Tư bản có tiền nhưng không tiêu, hê hê) => hàng hóa thừa, lâu dần đâm ra khủng hoảng.

  6. #26
    Ngày tham gia
    Mar 2016
    Bài viết
    0
    Ôi, phán 1 câu sai bét làm ghê quá _)_.
    Về mặt dầu khí thì có thể nói đó là ngành đặc biệt, có sự tham gia điều tiết của chính quyền vì nó ảnh hưởng đến những yếu tố khác của nền kinh tế.Nên nhận định của bạn là đúng.
    Nhưng xét các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, hàng hóa bình thường xem sao?
    Có phải anh độc quyền mà sản phẩm của anh kém, dần dần dở tệ thì có phải các công ty khác sẽ có cơ hội chiếm lĩnh không? Trừ phi nhà nước bảo rằng, ngành đó chỉ 1 mình thằng đó làm thôi, cấm đứa nào nhảy vào?

  7. #27
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    [QUOTE=Argon]Bạn lại sa đà vào một phần mà quên mất bản chất.

    Sự sáng tạo thực chất là lao động.
    Một người có thể cùng lúc hưởng 2 nguồn thu nhập: Từ lao động và từ TLSX.
    Những mỏ dầu của Rockfeller mới là TLSX.
    [quote]
    TLSX bao gồm Người lao động và Tư liệu lao động.
    Bạn lại nói người sở hữu tư liệu lao động là Giai Cấp Tư Sản, người không có tư liệu là Vô Sản. Nay, Rockfeller có một nửa tư liệu sản xuất (lúc này chưa thuê công nhân) tức là máy móc thiết bị giàn khoan. Thế ông ấy có từ đâu?
    Vốn! Tiền tích lũy từ những năm làm công nhân. Thế chẳng phải máy móc, thiết bị giàn khoan chẳng phải là thành quả của lao động từ Rockfeller thì từ cái gì?


    [quote]Xin đừng hiểu đơn giản lao động là lao động chân tay. Bạn ca ngợi lao động sáng tạo, và cho rằng người sáng tạo xứng đáng được hưởng thành quả, tôi hoàn toàn đồng ý.


    Thuê nhân công, lựa chọn đúng đắn, tìm hiểu thị hiếu khách hàng cũng là một hình thức lao động. Quá trình tích lũy kinh nghiệm của Rockfeller rất xứng đánh được bù đắp. Rockfeller xứng đáng được nhận hàng trăm ngàn đô la/tháng cho lao động của mình.

    Vấn đề là, công sức của Rockfeller làm được hàng trăm ngàn đô la, nhưng ông lại hưởng lợi hàng triệu đô la/tháng nhờ những mỏ dầu của mình.
    Sai, nếu Rockfeller không thể tìm được thị hiếu khách hàng, tức khách hàng không thèm dầu mỏ, cũng có thể không muốn trả giá cao như vậy, thì làm sao? Trong trường hợp khách hàng không thèm mua, phí sản xuất vẫn giữ nguyên, trong khi giá trì thùng dầu thô = 0. Giá trị lao động sáng tạo của Rockfeller = 0, tất là Rockfeller thất bại! Vậy người làm công có chịu rủi ro này không hay chỉ muốn lấy tiền công của mình bất kể là Rockfeller làm lời hay lỗ? Tiền thưởng cho sự rủi ro lẫn sự sáng tạo của Rockfeller nằm ở đâu?

    [quote]
    Giả sử Rockfeller mua mỏ dầu giá 1 tỉ $. Sau 10 năm, ông đã có công quản lý, sáng tạo, quyết định với công sức 100 triệu $. Cũng trong 10 năm đó, ông thu lợi nhuận 1 tỉ $ từ mỏ dầu của mình.

    Có nghĩa: Tiền bán dầu 10 năm là 3 tỉ. Trong đó 1 tỉ bù lại vốn, 100 triệu công lao động ( gồm sáng tạo, quản lý, quyết định, tìm hiểu thị hiếu..v.v..) của Rock, 900 triệu chi phí nhân công và các chi phí khác ( gồm cả chi phí phòng hờ các rủi ro), và 1 tỉ nhờ tư hữu các mỏ dầu.


    Tại sao lại chắc chắn công lao động của Rockfeller là 100 triệu chứ không phải 1,1 tỉ? Hãy hình dung Rockfeller không đủ tiền để mua 1 mỏ dầu cho riêng mình. Có ông A biết tài năng, thuê về làm hết tất cả mọi việc và trả lương hậu hĩnh. Ông A lời 1,1 tỉ, có bao giờ ông đưa hết 1,1 tỉ cho công lao động sáng tạo của Rockfeller không?
    Thế nếu ông A không đủ tiền mua cho mình, không có đủ trình độ nhằm chạy công ty của mình để có tiền mà trả cho Rockpheller, không có tiền để tự mua công ty, không có năng lực và sức sáng tạo của Rockfeller nhằm làm được như Rockfeller thì sao? Rockfeller còn lâu mới có tiền đi ăn, đừng nói đến việc tích lũy kinh nghiệm và đặt nền móng cho sáng tạo! Chưa hết, nếu ông A ngu tới mức không thấy tiềm năng của Rockfeller, thì liệu Rockfeller có được thuê không?

    Chưa hết, khi Rockpheller làm việc cho ông A, ông ấy không phải đối mặt với những rủi ro, tổn thất, những thất bại ê chề mà ông A kia phải còng lưng gánh vác. Nếu Rockpheller không chịu, thì tại làm sao ông ta phải ra cho anh chàng này 1,1 tỷ dollar?


    Tôi không học gì cả, tôi được thừa kế một mảnh đất, tôi cho người khác thuê cày ruộng, mỗi tháng tôi thu được một số tiền. Điều tương tự đối với việc tôi vô tình phát hiện ra một mỏ dầu trong vườn nhà.
    Thứ nhất, khi bạn được thừa kế, bạn phải trách người cho bạn của thừa kế đó chứ! Rockfeller mất rồi, ông thương con nên giao công ty cho con, người chết đâu thể đem thành quả của mình xuống mồ, thì con ông ấy sẽ lại tiếp tục phát triển công ty. Những giá trị sáng tạo của Rockfeller sẽ tích lũy dần vào đứa con ấy để làm công ty sống, còn nếu không, đứa con sẽ mất công ty, phá sản do thiếu năng lực, lại được mua lại bởi một người có óc sáng tạo xuất sắc khác!

    Còn nếu bạn không học hành, thì trong xã hội ở những nước hiện đại, bạn còn lâu mới có đủ lương sống qua ngày. Dốt nát sẽ cướp mất tiềm năng sáng tạo, tức cướp mất tư liệu sản xuất quí giá nhất của bạn! Bạn hiểu chưa?


    Không ai bảo tới năm thứ 11 nhà tư bản khánh kiệt thì tiền đó phải giao lại cho công nhân cả. Mong bạn không hiểu lầm.
    Không ai có quyền bào đến năm thứ 11, nhà tư bản khánh kiệt thì tiền giao lại cho công nhân, vì đó là tiền thưởng cho sự dũng cảm chịu rủi ro, sự tự tin, óc sáng tạo, tính nhạy bén, sự chăm chỉ, kinh nghiệm của nhà Tư Sản, điều mà công nhân của họ không có hoặc chưa có!


    Marx cũng không bao giờ bắt Rockfeller phải chia hết 1 tỉ tiền lời cho công nhân. Nếu Rock không được lời đồng giá trị thặng dư nào, thì ông ta thà đi làm thuê, chứ không mua mỏ dầu làm chi. Marx biết rõ điều đó, vì thế ông nhận định: bóc lột giá trị thặng dư là bản chất của nền kinh tế TBCN.
    Giá trị thặng dư không tồn tại. Giá trị của một mặt hàng là một con số tương đối, với kẻ cần nó, nó có thể là vài trăm triệu, với kẻ không cần nó, nó bằng 0! Nếu Rockfeller không được giá trị lợi ích dưới dạng tiền từ việc chuyển mặt hàng đó thành tiền, Rockfeller mất toàn bộ những gì mình từng tích lũy được. Đó là canh bạc của cuộc đời Rockfeller. Hoặc là đoạt được quả thơm, hoặc không gì hết! Làm sao biết được rằng đầu tư vào mặt hàng đó sinh ra lợi nhuận khổng lồ? Làm sao biết được thời điểm đầu tư là thuận lợi, làm sao tìm người có năng lực để lấp vào chỗ trống cần có?

    Tiền lương mà một người nhận được phải được quy định bằng chất lượng và tính độc nhất của sức lao động đó! Nếu có ba trăm nhà kinh doanh có cùng óc phán đoán và sức sáng tạo như Rockfeller, hẳn 3 tỷ dollar kia trong 10 năm có thể phải chờ 20 năm sau mới đoạt được!
    Những gì Rockfeller làm được, không phải ai cũng có thể làm được, bởi vì không phải ai cũng biết rút kinh nghiệm, không phải ai cũng có tầm nhìn xa rộng, không phải ai cũng có dũng cảm để chịu rủi ro, không phải ai cũng có thể sáng tạo ra một cái mới mà nhân loại đang cần, bạn có hiểu điều này không? Đó là lí do tại sao bạn và tôi vẫn không giàu được bằng Rockfeller!

    Có bao nhiêu người có thể thành công như Rockpheller?






    Chúng ta dừng tại đây. Tất cả là những phân tích của Marx về CNTB.
    Chúng ta chẳng bao giờ dừng nếu như chưa xác định được sức lao động của nhà đầu tư sẽ được đền bù như thế nào dựa trên công thức Giá Trị Thặng Dư của Marx. Nếu chúng ta dừng bây giờ, bạn vẫn chưa trả lời câu hỏi đó?

    Câu hỏi: Ở đâu trong giá trị sản phẩm các kinh nghiệm, sự sáng tạo, sự dũng cảm chịu rủi ro, tính nhạy bén và học thức của người sở hữu Tư Liệu Sản Xuất được tính?


    Còn 1 đoạn chứng minh tại sao giá trị thặng dư chắc chắn đào rộng khoảng cách giàu nghèo nữa.
    Phần phân tích về TBCN ít gây tranh cãi hơn phần sau: Cái gì sẽ thay thế nó. Chỉ giới thiệu vậy thôi, chứ tớ quả thật không muốn tốn thời gian với bạn về phần này đâu.
    Tôi không thể cùng bàn với bạn đoạn thứ 2 nếu như câu hỏi trên kia chưa được giải đáp!
    -----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    Vừa óanh một bài PM trả lời phỏng vấn Argon xong, post lên đây để trả lời vụ "Giá Trị Thặng Dư" luôn!

  8. #28
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0

    Tranh luận kiểu gì mà như cãi nhau một mình trong cái phòng cách âm ấy. Chỉ toàn chữ mình vào đầu mình chứ chẳng có nghe hiểu được ai nói gì cả. Bác meoden bên phe đó đúng không, thử đọc bài bên kia xem đã có bao nhiêu lần lí luận kiểu "lãnh chúa không phải lúc nào cũng giàu xụ" "tư bản không phải lúc nào cũng lời" này được đưa ra và trả lời rồi giùm đi.
    Đất là một TLSX vô cùng quan trọng trước khi thế giới bước vào công nghiệp. Anh Gingerbread đây có thể giải thích ở một xã hội như thời Hán, nơi mà nông dân tự do sở hữu ruộng đất của chính mình, cũng như bò, cày và các thứ khác thì gọi là xã hội gì không?
    Nông dân tự do (zhenjuan) này chiếm hơn 90% dân số nhà Hán, tức là 90% so với 56 triệu người, thì xin hỏi nên xếp nông dân vào giai cấp Vô Sản, Tư Sản hay phi lưỡng cực?

    Có hiểu cái gì về văn hóa xã hội Trung Hoa đâu mà cứ tòng tọc tấn công người khác?

  9. #29
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi wiwi
    Với ưu thế thống lĩnh thị trường, một doanh nghiệp hoàn toàn có thể đạp chết hết các doanh nghiệp chiếm thị phần ít hơn (hoặc chưa chiếm thị phần nào, ví dụ doanh nghiệp mới).
    Đấy mới chỉ là "thống lĩnh thị trường" thôi nhé. Độc quyền thì là 100%, cứ thằng mới nào đặt ngón chân vào là phang cho chết ngay. Thế nên đừng mơ đến chuyện "cạnh tranh dẫn đến phá thế độc quyền" nhé. Chỉ có nhà nước, bằng công cụ pháp luật, kiểm soát sự cạnh tranh thì mới không độc quyền và phá thế độc quyền (nếu có).
    Viện dẫn luật ra làm gì, ai mà không biết kinh doanh trên thị trường tự do sẽ phại chịu sự quản lí của nhà nước.Và ai cũng biết rằng hành vi bắt tay nhau để làm giá nhằm trục lợi cho mình thì vi phạm pháp luật cả.
    Tui đâu có cãi là cần phải có nhà nước để tham gia chống độc quyền, nói như bạn thì tui nói luật chống phá giá để bảo hộ độc quyền àh, dzậy thì không đúng.
    Rõ ràng tui đang xét đến cạnh tranh lành mạnh, chưa liên wan gì đến pháp luật, không hiểu ai thích làm ăn gian dối hay sao cứ đem mớ luật ra đây, ta đây trong sạch sợ gì.Xét yếu tố lành mạnh ở đây nhá +_+, thiệt tình

  10. #30
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0

    Rockefeller có thể thuê thằng giám đốc sáng tạo thay cho mình Còn rủi ro, chẳng lẽ Rockefeller phá sản thì đám công nhân không bị thất nghiệp à? rủi ro là như nhau cả thôi. Rockefeller ăn nhiều giá trị thặng dư (tiền lời) do ông ta chiếm hữu về tư liệu sản xuất chứ chả phải công lao động ông ta như trời biển. Một thằng tỉ phủ hoàn toàn có thể phó mặc chuyện kinh doanh cho nhân viên, vẫn có tiền vì nó là chủ, nó bỏ vốn, đơn giản thế thôi.
    Thế trước khi nó thành tỉ phú nó phải làm gì? Từ trên trời rơi xuống à, nó không quan tâm công việc kinh doanh tới lúc thằng khốn nó thuê chôm công ty thì ngả ngữa ra té chết à?
    Valentino thành lập đế chế thời trang, ấy vậy mà có lúc nào ông ta không tự xem hồ sơ tài chính không?


    Rockefeller có thể thuê thằng giám đốc sáng tạo thay cho mình Còn rủi ro, chẳng lẽ Rockefeller phá sản thì đám công nhân không bị thất nghiệp à? rủi ro là như nhau cả thôi. Rockefeller ăn nhiều giá trị thặng dư (tiền lời) do ông ta chiếm hữu về tư liệu sản xuất chứ chả phải công lao động ông ta như trời biển. Một thằng tỉ phủ hoàn toàn có thể phó mặc chuyện kinh doanh cho nhân viên, vẫn có tiền vì nó là chủ, nó bỏ vốn, đơn giản thế thôi.
    Đâu có dễ thế, người ta nói lơ là là chết như chơi. Xem vua TQ khi xưa ỷ có đại thần giỏi bỏ vào cung cấm được bao lâu trước khi mất ngôi? Làm gì có chuyện thả ra là không có ai thèm khát cái tài sản của mình chứ?
    Chủ thuê có dồi dào thì lương mới khấm khá, chủ thuê nghèo như ông hàng hoa thuê cô phụ việc thì kiếp nào mà tiến! Lúc có phúc hết thì cùng hưởng, thế lúc họa công nhân có chịu bỏ chút ít tiền cứu chủ nhằm phục hồi công ty không? Tiền đi học trường Công, tiền đi thư viện, tiền vào đại học, cái gì cũng ăn phúc lợi xã hội, không có mấy "thằng Rockfeller" nó đổ tiền vào thì biết lấy gì mà chu cấp?
    Lại nói mất "lão giáo sư nghiên cứu đầu láng o" trong đại học kia ngồi nghiên cứu mà không cần fund hả? Ai fund, ai bảo trợ? Quỹ, ai lập quỹ, "nhà tư sản khốn nạn bốc lột của dân" trả? Để làm gì? Nghiên cứu cho ra nhiều sản phẩm mới, ý tưởng mới, để làm gì? Phục vụ xã hội!
    Người lao động thất nghiệp, nhưng có tìm việc khác được không? Được! Khó nhưng cũng có thể! Ít ra chẳng vay ai!
    Nhà Tư Sản "thất nghiệp" thì sao? Ngân hàng và chính phủ lập record, thằng này hễ ói đồng bạc nào ra từ việc đi làm y như công nhân nó là chụp ngay trả nợ, cho nó vừa đủ tiền "quà" mua hàng nhu yếu phẩm thôi. Ai thảm? Ai te tua, ai tan tành, ai đỗ vỡ, ai khốn cùng. Kìa tên Tư Sản kia, nay cũng về ở với đám vô sản. Trước kia nó thành tư sản nó là đứa nào, rất có thể lại là thằng vô sản đi làm công ăn lương!



    Rockfeller mà sụp thì tiền vay lẫn lãi ngân hàng trả kiểu gì? Công Đoàn nó đập cửa vào nhà đòi bán hết nhà cửa để trả nợ công nhân, ai trả?

    Mồ hôi, công sức dựng nghiệp, biết bao tâm huyết hoài bão tan biến, những cái đó ai bù?

    Mà tưởng mồ hôi, công sức dựng nghiệp thì không phải là lao động à?

    Anh wiwi nhìn xem Carnegie trước khi thành tỷ phú sau Rockfeller từng là gì?

    Cái gì nhìn cũng cho nó công bằng một tí, người hết chứ bộ thú hay sao mà hết áp đặt cái này lên cái khác, Trâu buộc ghét trâu ăn thế?
    Ai biết trong số những người ở đây từng được mấy tay "Tư Sản" láo toét kia cất nhắc lên hưởng tiền dồi dào nuôi vợ con không hết?

    Tỷ phú đem tiền đi đánh bạc, ăn chơi trong vòng 1 năm xem 700 tỷ có mất loáng không thì biết? Cái câu "Muốn ăn thì lăn vào bếp" từ xưa nó vậy, bây giờ nó cũng vậy thôi!

    Kìa thằng tư sản kia!
    Có ngày nó cũng về vườn ăn rau
    Vợ đèo kéo, con trì néo
    Đến khi khánh kiệt vợ ruồng con buông
    Kìa thằng tư sản mái đỏ tường cao
    Xưa kia mày trú túp lều giống tao
    Xưa kia mày trả tao hậu
    Mà nay khinh miệt tao cho vài đồng
    Nhi đồng trông lạ lại nhìn
    Miệng cười khúc khích hỏi mày là ai?
    Lạy trời con cũng ăn lương
    Ba năm bốn tháng con làm công nhân
    Tiền để dành, con cho vào két
    Bỏ két rồi con vào ngân hàng
    Mười năm ăn lương chí lớn tự thành
    Con vận áo vest, một mình xông pha
    Người tính vận, trời tính phận
    Một đêm công sức con đổ ra sông
    Hỡi ôi nhà tranh cũng không còn
    Đêm nay giá lạnh nằm khóc hu hu!

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •